Gen có ảnh hưởng đến phát triển chiều cao của một người, tuy nhiên, đây không phải là yếu tố duy nhất. Cách tăng chiều cao ở tuổi 13 còn dựa trên nhiều yếu tố bên ngoài như điều kiện sống, chế độ ăn uống, và vận động thể thao. Do đó, ba mẹ hoàn toàn có thể cải thiện chiều cao của con thông qua các phương pháp đơn giản tại nhà. Cùng Nutrihome tham khảo ngay các phương pháp hiệu quả dưới đây nhé.
Hầu hết các bậc cha mẹ đều thích con mình cao lớn và khỏe mạnh, vì đây là dấu hiệu của một cơ thể có sức khỏe tốt. Ở tuổi 13, hầu hết thanh thiếu niên đã dậy thì và đang trong gia đoạn phát triển vượt bậc về cân nặng và chiều cao. Vì vậy, đây chính là khoảng thời gian tuyệt vời để ba mẹ hỗ trợ trẻ phát triển một cách tốt nhất.
Theo Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh tại Anh, chiều cao trung bình của một bé gái 13 tuổi là 1.57m, và dao động từ 1.5m đến 1.67m. Cân nặng trung bình của các bé gái ở độ tuổi đó là 46.3kg, dao động từ 37.2 kg đến 62.1kg.
Cũng dựa trên cơ sở dữ liệu tại Anh, chiều cao trung bình của một cậu bé 13 tuổi là 1.57m, có thể dao động từ 1.5m đến 1.67m. Cân nặng trung bình của trẻ em trai ở độ tuổi đó là 46.3kg, dao động từ 36.3kg đến 61.2kg.
Di truyền là một trong những yếu tố nổi bật góp phần quyết định chiều cao của một người. Theo nguyên tắc chung, chiều cao của trẻ có thể được dự đoán dựa trên chiều cao của ba mẹ và được cho là gần bằng chiều cao trung bình giữa ba và mẹ.
Gen không phải là yếu tố dự đoán duy nhất về chiều cao của một người. Trong một số trường hợp, một đứa trẻ có thể cao hơn nhiều so với ba mẹ và những người thân khác hoặc trẻ cũng có thể thấp hơn so với các thành viên khác trong gia đình.
Sự khác biệt chính như vậy có thể được giải thích bởi các yếu tố khác bên ngoài gen của một người góp phần vào khả năng tăng chiều cao.
Việc cung cấp đủ dinh dưỡng trong những năm tháng đang phát triển là rất quan trọng trong quá trình phát triển của con người, bao gồm cả chiều cao.
Một chế độ ăn uống dựa trên toàn bộ thực phẩm bổ dưỡng có thể đảm bảo sự phát triển chiều cao mà gen đã quy định. Ngược lại, nếu cơ thể thiếu dinh dưỡng, khả năng trẻ có tầm vóc thấp hơn so với ba mẹ là điều có thể xảy ra.
Ăn uống lành mạnh không phải là điều quá đơn giản đối với tất cả các gia đình. Trẻ em có tình trạng kinh tế xã hội kém có thể có nguy cơ thiếu khả năng tiếp cận dinh dưỡng, cùng với việc kém tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe đầy đủ. Điều này có thể góp phần làm cho chiều cao thấp hơn.
Ban đầu các bé trai phát triển chậm hơn các bé gái, do sự khác biệt về cột mốc tuổi dậy thì. Tuy nhiên nhìn chung, nam giới trưởng thành có xu hướng cao hơn trung bình 14cm so với nữ giới trưởng thành.
Bé trai thường cao hơn bé gái sau khi dậy thì
Trong giai đoạn dậy thì, nội tiết tố rất cần thiết để điều chỉnh sự phát triển của cơ thể, bao gồm hormone tuyến giáp, hormone tăng trưởng ở người và hormone sinh dục như testosterone và estrogen.
Bất kỳ sự bất thường nào trong các hormone này đều có thể làm thay đổi sự phát triển cũng như chiều cao tổng thể của trẻ. Nếu các bé bị suy giáp hoặc rối loạn tuyến yên, trẻ có thể thấp hơn chiều cao trung bình của ba mẹ.
Trong một số trường hợp hiếm, rối loạn nội tiết tố có thể góp phần làm cho trẻ cao hơn bình thường. Ví dụ, chứng người khổng lồ là do trẻ có quá nhiều hormone tăng trưởng được tạo ra bởi các khối u tuyến yên.
Một số tình trạng xuất hiện khi sinh ra có thể quy định chiều cao của một người. Ví dụ, achondroplasia là một chứng rối loạn phát triển xương hiếm gặp, xảy ra trong gia đình, làm cho cơ thể bị thấp lùn.
Một rối loạn bẩm sinh khác có thể gây ra tầm vóc thấp được gọi là hội chứng Turner. Tình trạng hiếm gặp này khiến trẻ chậm dậy thì. Không giống như achondroplasia, hội chứng Turner không xảy ra trong gia đình.
Các rối loạn bẩm sinh khác làm cho trẻ cao lớn hơn bình thường bao gồm các hội chứng Marfan và Klinefelter. Hội chứng Marfan gây ra bởi sự mở rộng mô liên kết, trong khi hội chứng Klinefelter xảy ra khi nam giới được sinh ra với một bản sao bổ sung của nhiễm sắc thể X.
Nói về cách tăng chiều cao ở tuổi 13, ngoài tiềm năng phát triển dựa trên gen di truyền từ ba mẹ, có nhiều cách khác nhau để hỗ trợ chiều cao của trẻ phát triển một cách tốt nhất. (1)
Nếu bạn muốn con mình lớn nhanh, chế độ ăn uống cân bằng chứa đa dạng các chất dinh dưỡng phù hợp là điều không thể thiếu trong kế hoạch tăng chiều cao của bé.
Bổ sung canxi vào chế độ ăn uống của trẻ vì canxi là một yếu tố quan trọng giúp phát triển cơ bắp và xương cao hơn. Các loại thực phẩm tăng chiều cao hiệu quả khác như protein nạc như thịt gia cầm trắng, sản phẩm từ đậu nành, sữa và cá cũng rất hữu ích để tăng trưởng cơ bắp. (2)
Ngoài ra, ba mẹ cũng cần chú ý bổ đủ lượng vitamin D, kẽm vì đây là những thành phần nuôi dưỡng xương chắc khỏe hơn cũng như thúc đẩy sự phát triển cơ bắp ở trẻ em.
Cùng nhau lựa chọn thực phẩm và nấu những món ăn bổ dưỡng sẽ giúp trẻ nhận được đa dạng các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển chiều cao.
Tư thế đứng, ngồi thích hợp đóng một vai trò quan trọng đối với chiều cao, đặc biệt là khi trẻ ngồi học. Tư thế đúng giúp tăng cường chiều cao nhanh chóng cũng như giữ cho xương cột sống của trẻ cân đối, không bị gù lưng và chấn thương. (3)
Ba mẹ cần quan sát và giúp trẻ điều trị tư thế đứng và ngồi thẳng lưng một cách thường xuyên. Ngoài giúp tăng chiều cao, tư thế lưng thẳng giúp giảm triệu chứng đau, mõi khi ngồi, đứng lâu.
Thể thao là điều không thể thiếu trong giai đoạn phát triển vượt bậc của trẻ và ở mọi lứa tuổi vì kích thích hệ thống cơ xương phát triển và vững chắc hơn.
Ba mẹ có thể hướng dẫn hoặc cùng con thực hiện một số bài tập tăng chiều cao cho trẻ, như chơi một số môn thể thao như nhảy dây, bơi lội, bóng chuyền, bóng rỗ, đạp xe đạp.. Cách làm này vừa giúp tăng chiều cao, vừa gắn kết các thành viên trong gia đình lại với nhau.
Các môn thể thao sẽ giúp kích thích xương và cơ bắp phát triển tốt
Để cơ thể được hoạt động bình thường và tăng trưởng chiều cao, nước cần được bổ sung đầy đủ và thường xuyên, vì phần lớn cơ thể của một người được cấu thành từ nước. Trẻ nên uống từ 1.8 - 2 lít nước, khoảng 8 ly nước mỗi ngày.
Giấc ngủ ngon cũng là một trong những yếu tố góp phần vào khả năng phát triển chiều cao. Trẻ nên ngủ ít nhất từ 6 đến 8 tiếng mỗi ngày. Khi ngủ, cơ thể của trẻ sản xuất ra hormone tăng trưởng và điều hòa lại quá trình phát triển, kích thích cơ bắp, chiều cao tăng trưởng.
Bên cạnh các yếu tố có lợi, rất nhiều tác nhân có hại khác làm chậm và hạn chế phát triển chiều cao mà ba mẹ cần lưu ý giúp trẻ tránh xa như:
Rượu bia không những làm hạn chế tăng trưởng chiều cao mà còn có hại trong quá trình phát triển tâm lý của trẻ
Tóm lại, chiều cao không chỉ bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền mà ba mẹ còn có thể áp dụng nhiều cách khác nhau để hỗ trợ trẻ phát triển tốt nhất. Hy vọng bài viết đã giúp các bậc phụ huynh hiểu thêm về những cách tăng chiều cao ở tuổi 13 để áp dụng cho con cái trong gia đình.
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/6-cach-tang-chieu-cao-o-tuoi-13-tai-nha-thuc-don-va-bai-tap-a19688.html