Đây không phải là căn bệnh hiếm gặp mà đối tượng chủ yếu thường là trẻ nhỏ. Bệnh nhân sẽ rơi vào trường hợp toàn bộ hệ thống hòm nhĩ cùng xương chũm (vị trí phía sau màng nhĩ) bị viêm. Ngoài ra, bên trong hòm nhĩ chứa dịch. Nếu bệnh để lâu mới chữa trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nặng nề thậm chí là ảnh hưởng đến não.
viêm tai giữa dễ gây ra nhiều biến chứng nặng nề
Bệnh được chia thành 2 loại gồm có:
Viêm tai giữa cấp: là bệnh thường gặp, nhiều nhất ở trẻ em trong nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, nhất là khi bị sởi, cúm, bạch hầu, ho gà,... diễn biến trong thời gian dưới 3 tuần. Bệnh gây ảnh hưởng đến tai giữa và màng nhĩ. Nếu kéo dài không thuyên giảm sẽ khiến dịch chảy liên tục gây thủng màng nhĩ.
Viêm tai giữa có dịch tiết thường không có các triệu chứng cơ năng chỉ điểm. Đôi khi bệnh nhân mô tả một cảm giác đầy nặng tai. Viêm tai giữa dịch tiết được định nghĩa là tình trạng tai giữa nhìn thấy dịch không nhiễm trùng trong hơn ba tháng.
Dù ở loại nào thì bệnh đều ảnh hưởng đến khả năng nghe của bệnh nhân. Viêm tai tiết dịch gây khiếm thính kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của bệnh nhân. Viêm tai cấp tính nếu không được điều trị sớm và đúng cách sẽ xuất hiện mủ, chảy mủ và có thể tạo thành dịch.
Nguyên nhân chủ yếu là viêm nhiễm mũi họng gây ra do tắc vòi nhĩ, viêm mũi xoang mủ hoặc do vi khuẩn. Ngoài ra, bệnh nhân bị viêm đường hô hấp, dị nguyên, bệnh trào ngược, môi trường ô nhiễm, khí hậu lạnh cũng gây ra viêm tai giữa.
Những dấu hiệu thực thể của bệnh gồm có màng nhĩ phồng hay không di động lúc thổi khí vô tai, dịch chảy ra từ tai.
Dịch chảy ra từ tai báo hiệu bạn đang mắc bệnh
Ở trẻ em, khi mắc bệnh này thường có những triệu chứng như:
Trẻ bị sốt cao có thể lên đến 39 - 40 độ C.
Trẻ quấy khóc, bỏ bú, kén ăn, nôn mửa kèm theo co giật.
Trẻ lớn sẽ biết nói đau tai và trẻ nhỏ sẽ ra hiệu bằng cách lắc đầu, dùng tay dụi lỗ tai.
Rối loạn tiêu hóa: chất thải của trẻ dạng lỏng, đi ngoài nhiều lần và xuất hiện kèm với sốt.
Ở trẻ em thường gặp các triệu chứng như sốt, nôn mửa, tiêu chảy cần được khám kỹ càng để kịp thời phát hiện được bệnh viêm tai giữa cấp.
Nếu bố mẹ không phát hiện và đưa trẻ đi khám kịp thời sẽ khiến bệnh nhanh chóng diễn tiến nặng cụ thể là vỡ và chảy mủ ra ngoài bởi màng tai bị thủng. Lúc này, trẻ sẽ có những biểu hiện như:
Trẻ giảm sốt, quấy khóc, ăn uống tốt hơn.
Giảm tình trạng rối loạn tiêu hóa, đi vệ sinh bình thường.
Giảm tình trạng đau tai.
Thực chất, những dấu hiệu này cho thấy bệnh đang biến chuyển sang giai đoạn mạn tính với triệu chứng là chảy mủ. Nếu không kịp thời chữa bệnh sẽ chuyển sang viêm tai giữa mạn tính hay viêm tai - xương chũm mạn tính và nguy cơ xảy ra biến chứng rất cao.
Trẻ em thường có dấu hiệu sốt, đi ngoài phân lỏng không giống với người lớn
Đối với người lớn thì dấu hiệu bệnh như sau:
Cảm giác đau tai xuất hiện nhiều lần, thậm chí là giật và đau nhói gây khó chịu.
Cơn đau có thể lan đến đầu khiến 2 bên bị tê cứng và chạm vào thấy nóng.
Tai thường bị ù, khả năng nghe kém và cảm nhận tiếng ọc ọc như nước đọng trong tai.
Tai chảy mủ theo từng đợt mỗi ngày. Khi thời tiết thay đổi thì lượng dịch này chảy ra nhiều hơn. Dịch mủ khi quan sát thấy có màu vàng kèm theo mùi hôi.
Những triệu chứng trên đã cảnh báo bạn đang mắc viêm tai giữa cần đi nội soi ngay để ngăn ngừa bệnh biến chứng nặng hơn.
Hiện nay, nội soi tai mũi họng được xem là phương pháp giúp tìm ra bệnh nhanh chóng và chính xác để từ đó đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp.
Nội soi là kỹ thuật được các bác sĩ áp dụng nhằm phát hiện và xác định tình trạng bệnh đang diễn ra. Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dùng với ống nội soi được đưa vào bên trong lỗ tai để quan sát mọi thứ bên trong thông qua hình ảnh hiển thị trên máy tính. Đây là phương pháp hiệu quả nhất được áp dụng rộng rãi giúp chẩn đoán bệnh.
Nội soi viêm tai giữa giúp chẩn đoán bệnh chính xác
Nội soi bắt buộc phải được tiến hành bởi bác sĩ chuyên môn giàu kinh nghiệm. Có như thế mới chẩn đoán được nguyên nhân, mức độ của bệnh để có phương án điều trị hợp lý.
Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi có kế hoạch thực hiện nội soi tai. Thực tế, nội soi viêm tai không gây ra đau đớn cho bệnh nhân.
Dụng cụ chuyên dụng là ống nội soi tân tiến có kích thước cực kỳ nhỏ để có thể đưa vào bên trong tai. Bên cạnh đó, nội soi được các bác sĩ giàu kinh nghiệm thực hiện khéo léo, cẩn thận không khiến bệnh nhân bị đau.
Thế nhưng, nếu không may bệnh nhân đi khám tại các cơ sở y tế nhỏ lẻ, không đảm bảo chất lượng, thiết bị lạc hậu và trình độ chuyên môn bác sĩ không cao sẽ khiến bạn bị đau. Thế nên, hãy đến các cơ sở y tế lớn, uy tín có trang thiết bị tiên tiến và đội ngũ bác sĩ lành nghề để được nội soi không đau và chính xác.
Mục đích của việc điều trị chính là khôi phục lại thính lực cho bệnh nhân, hạn chế sự phát triển của bệnh lý mạn tính không thể hồi phục cụ thể như xơ nhĩ, viêm tai dính, xẹp nhĩ hoặc túi co kéo màng nhĩ,…
Tùy theo tình trạng bệnh mỗi người mà thời gian điều trị khác nhau
Thời gian điều trị bệnh này thường diễn ra ít nhất là 8 ngày. Trường hợp màng nhĩ không bị thủng sẽ được sử dụng thuốc nhỏ tai mà không cần bơm rửa. Trường hợp bị thủng màng nhĩ sẽ được nhỏ tai khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên nhằm ngăn ngừa xuất hiện mủ làm bí dẫn lưu. Tiếp đó sẽ được rửa tai với nước muối sinh lí.
Khi điều trị ngoại khoa, bác sĩ sẽ dùng một số thuốc kháng sinh, thuốc kháng phù nề, thuốc nhỏ mũi, bơm hơi vòi nhĩ,…
Khi điều trị ngoại khoa, bệnh nhân sẽ được thực hiện nạo viêm amidan, cắt amidan nếu mắc viêm amidan và viêm mũi họng hoặc đặt ống thông khí,…
Viêm tai giữa không gây nguy hiểm tính mạng nhưng nếu chủ quan không điều trị sớm sẽ gặp nhiều biến chứng khó lường. Hãy chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe cho bạn và gia đình.
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/viem-tai-giua-co-nguy-hiem-khong-va-dieu-tri-nhu-the-nao-a19676.html