Bánh dày bao nhiêu calo? Ăn bánh dày có gây béo không?

Bánh dày là một món ăn truyền thống của người Việt, có nguồn gốc lâu đời, đến nay vẫn được mọi người yêu thích nhờ hương vị đặc trưng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn thắc mắc về hàm lượng calo có trong bánh dày. Trong bài viết sau đây, Life Space sẽ giải đáp thắc mắc “bánh dày bao nhiêu calo?”, cũng như cách ăn bánh dày sao cho giảm cân thành công. Đừng bỏ lỡ!

1. Hàm lượng dinh dưỡng có trong bánh dày

Ngay bây giờ chúng ta hãy cùng tham khảo thành phần dinh dưỡng và công dụng của bánh dày:

Giá trị dinh dưỡng

Bánh dày - loại bánh truyền thống đặc trưng của người Việt. Bánh được làm từ gạo nếp giã nhuyễn, đi kèm với nhân đậu xanh hoặc giò lụa. Cứ mỗi 100g bánh dày nhân giò lụa, bạn sẽ được cung cấp hàm lượng dinh dưỡng như sau:

Bánh dày bao nhiêu calo? Ăn bánh dày có gây béo không?

Bánh dày - sở hữu nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe

Lợi ích của bánh dày

Bánh dày bao nhiêu calo? Ăn bánh dày có gây béo không?

Ăn bánh dày mang đến nhiều lợi ích tích cực cho cơ thể con người

2. 100g bánh dày chứa bao nhiêu calo?

Bánh dày có khá nhiều loại. Mỗi loại sẽ sở hữu lượng calo khác nhau. Chẳng hạn như, cứ 100gram:

Xem thêm:

3. Ăn bánh dày có tăng cân không?

Bánh dày cung cấp một lượng calo trung bình từ 180 - 320 trong mỗi 100g. Số calo này nhìn chung ít hơn lượng calo cần thiết cho một bữa ăn. Do đó, bạn có thể thoải mái thưởng thức bánh dày.

Tuy nhiên, không nên vượt quá giới hạn ăn trong một lần. Tốt nhất chỉ nên dùng khoảng 2 cặp bánh dày cho một bữa ăn là đủ. Nếu ăn quá nhiều, sẽ khiến vượt quá lượng calo cần thiết, dẫn đến tích mỡ và gây tăng cân.

Không chỉ vậy, gạo nếp trong bánh dày được xếp vào loại nguyên liệu khó tiêu, khi ăn nhiều trong một thời gian có thể gây ra rắc rối về tiêu hóa, đầy bụng.

Bánh dày bao nhiêu calo? Ăn bánh dày có gây béo không?

Bánh dày có thể khiến bạn tăng cân vù vù nếu ăn quá nhiều trong một ngày

4. Cách làm bánh dày tốt cho sức khỏe

Để tạo ra bánh dày dẻo mịn, thơm ngon, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu cơ bản là bột gạo, bột nếp, chả giò và một số gia vị cần thiết. Phần quan trọng nhất của bánh dày chính là vỏ bánh, bạn cần trộn bột với nước theo liều lượng vừa đủ, nhào đều tay để chất bột có tính đàn hồi cao.

Sau khi bột được nhào đều, bạn cắt nhỏ thành từng viên tròn, ép dẹp chúng rồi cho vào xửng hấp chín. Khi bánh đã chín, bạn có thể lấy chúng ra và đặt chả giò vào giữa hai miếng bánh. Bánh dày nhân chả giò có độ dẻo, dai vừa phải, kết hợp với vị thơm ngon, hấp dẫn của của miếng chả, thật sự là món ăn gây nghiện.

Bánh dày bao nhiêu calo? Ăn bánh dày có gây béo không?

Làm bánh dày không quá khó, chỉ cần bạn thực hiện đúng tỷ lệ và công thức

5. Mẹo ăn bánh dày giúp giảm cân

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nên điều chỉnh tần suất ăn bánh dày để tránh tăng cân. Mỗi người chỉ nên ăn một hoặc hai cái bánh dày trong một bữa và không nên ăn quá 2-3 lần/tuần. Lý do là vì bánh dày được chế biến từ gạo nếp, nếu ăn quá nhiều sẽ gây khó tiêu và khó chuyển hóa năng lượng.

Ngoài ra, gạo nếp là một nguyên liệu có tính ấm, không thích hợp cho người mắc bệnh về tim mạch, dạ dày, sốt, ho, khạc đờm, vàng da hoặc đang có vết thương hở. Trẻ em, người già, người bệnh cũng cần hạn chế món ăn này.

Để giảm cân hiệu quả, hãy thay thế bánh dày nhân mặn bằng bánh dày chay. Đồng thời kết hợp thêm rau xanh, hoa quả, uống trà và tập thể dục thể thao. Có thể áp dụng thực đơn giảm cân bằng cách ăn một cặp bánh dày chay và một cốc sữa vào buổi sáng, sau đó ăn như thường ngày vào bữa trưa và tối.

Bài viết trên đây là những kiến thức cơ bản về dinh dưỡng và lưu ý quan trọng khi giảm cân bằng ăn bánh dày, Life Space hy vọng bạn đã biết được bánh dày bao nhiêu calo để áp dụng chúng vào chế độ ăn uống lành mạnh và hiệu quả.

Link nội dung: https://ausp.edu.vn/banh-day-bao-nhieu-calo-an-banh-day-co-gay-beo-khong-a19630.html