Hiện tượng ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt báo hiệu điều gì?

Tình trạng âm đạo ra ít máu hoặc có những đốm máu lấm tấm trước kỳ kinh nguyệt có thể xảy ra ở một số chị em. Điều này thường khiến chị em lo lắng về nguyên nhân và mức độ nguy hiểm khi âm đạo ra máu nhưng không phải kinh nguyệt. Bài viết này của Hello Bacsi sẽ lý giải cho bạn nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt.

Để phân biệt và nhận biết việc ra máu ít có phải là kinh nguyệt đến sớm hay không, bạn có thể xác định dựa vào lượng máu và thời gian ra máu.

Nguyên nhân hiện tượng ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt

Hiện tượng ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm hay không phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Một số lý do phổ biến khiến bạn có thể gặp phải hiện tượng ra máu lốm đốm trước kỳ kinh nguyệt bao gồm:

Sau đây là lý giải cụ thể và dấu hiệu nhận biết tình trạng phụ nữ ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt.

1. Nguyên nhân ra máu trước kinh nguyệt: Rối loạn nội tiết tố do rụng trứng

Hiện tượng ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt báo hiệu điều gì?

Nhiều chị em thường thắc mắc bị ra máu trước kỳ kinh nguyệt hơn 10 ngày, bị ra máu trước kỳ kinh nguyệt 15 ngày hay chưa đến ngày kinh mà bị ra màu nâu là do đâu?

Theo các chuyên gia sản phụ khoa, một vài phụ nữ có thể gặp tình trạng chảy máu lốm đốm trong quá trình rụng trứng. Điều này có thể được giải thích là do sự thay đổi nội tiết tố. Thông thường, tình trạng này không quá nguy hiểm đối với sức khỏe phụ nữ. Tuy nhiên, nếu bạn có những triệu chứng đi kèm như: đau bụng dữ dội, đau rát âm đạo… bạn nên đến bệnh viện kiểm tra.

Dấu hiệu nhận biết ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt do rụng trứng: Thông thường, bạn sẽ ra máu rụng trứng vào giữa chu kỳ (khoảng ngày thứ 14 trở đi trong chu kỳ - tùy chu kỳ dài hay ngắn ). Nó có xu hướng kéo dài trong một ngày và không nặng nề. Máu báo rụng trứng thường có màu hồng nhạt hoặc màu đỏ và có thể lẫn với dịch nhầy cổ tử cung.

2. Nguyên nhân ra máu trước kinh nguyệt: Rối loạn nội tiết tố do thuốc tránh thai

Bạn bị ra máu nâu trước kỳ kinh, ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt khi đang sử dụng thuốc tránh thai? Khả năng cao hiện tượng ra ít máu giữa và trước kỳ kinh nguyệt xảy ra bởi phản ứng phụ của các biện pháp ngừa thai nội tiết tố như:

Dấu hiệu nhận biết ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt do các biện pháp tránh thai:

Nhìn chung, tình trạng ra máu do tác dụng phụ từ các biện pháp ngừa thai nội tiết không gây nguy hiểm cho sức khỏe phụ nữ. Tuy nhiên, nếu những triệu chứng ra máu âm đạo trở nên tồi tệ hơn, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra.

3. Nguyên nhân ra máu trước kinh nguyệt: Rối loạn nội tiết tố do mãn kinh

Hiện tượng ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt báo hiệu điều gì?

Nồng độ estrogen bất thường có thể là nguyên nhân của hiện tượng ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt. Những thay đổi của estrogen có thể liên quan đến các biện pháp tránh thai đã đề cập ở trên, điều này cũng có thể là do cơ thể của bạn bắt đầu vào giai đoạn tiền mãn kinh hoặc mãn kinh.

Dấu hiệu nhận biết ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt do mãn kinh: Khi gần đến tuổi mãn kinh, bạn có thể gặp tình trạng ra các đốm máu lấm tấm màu hồng hoặc nâu đi kèm với những biểu hiện như: bốc hỏa, chóng mặt, rụng tóc…

4. Dấu hiệu mang thai và các biến động trong thai kỳ

Theo Học viện Sản phụ khoa Hoa Kỳ, ước tính có khoảng 15-25% phụ nữ mang thai có hiện tượng ra máu trong 3 tháng đầu thai kỳ. Việc chảy nhẹ hay ra máu lốm đốm (máu báo thai) xảy ra trong 1-2 tuần sau khi trứng thụ tinh và làm tổ trong niêm mạc tử cung.

Ngoài ra, hiện tượng ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt có thể là dấu hiệu khác liên quan đến quá trình mang thai như:

4. Dấu hiệu các bệnh phụ khoa gây chảy máu âm đạo bất thường

Hiện tượng ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt báo hiệu điều gì?

Đôi khi, hiện tượng ra máu bất thường trước hoặc sau chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe tiềm ẩn. Một số bệnh phụ khoa có thể khiến cho phụ nữ ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt gồm có:

Bên cạnh hiện tượng ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt, mỗi bệnh lý cụ thể sẽ có triệu chứng đi kèm khác nhau. Một số dấu hiệu chung mà bạn nên chú ý và đến bệnh viện kiểm tra nếu gặp phải là:

Nhận biết các triệu chứng sớm, được chẩn đoán và điều trị bệnh phụ khoa phụ nữ kịp thời sẽ tăng cơ hội chữa trị thành công. Chính vì thế, bạn nên gặp bác sĩ ngay khi gặp những dấu hiệu trên đi cùng với hiện tượng ra máu ít trước kỳ kinh nguyệt quá thường xuyên.

5. Tác dụng phụ của thuốc

Tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể gây ra hiện tượng ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt gồm có:

Nếu bạn gặp phải hiện tượng ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt khi đang sử dụng những loại thuốc này, bạn hãy đến bệnh viện kiểm tra. Bác sĩ sẽ giúp bạn xác định tình trạng này là do phản ứng của thuốc, hay là bắt nguồn từ bệnh lý khác.

Nên làm gì khi ra ít máu nhưng không phải kinh nguyệt?

Hiện tượng ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt báo hiệu điều gì?

Ra máu âm đạo nhưng không phải kinh nguyệt có thể xảy ra với hầu hết phụ nữ vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Tuy nhiên, việc chảy máu thường xuyên trong một tháng hoặc hiện tượng ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt liên tục diễn ra suốt nhiều tháng là điều không bình thường.

Điều bạn cần làm là đến bệnh viện kiểm tra để nhận được chẩn đoán chính xác nguyên nhân khiến bạn ra máu và được điều trị kịp thời. Trong một số trường hợp đặc biệt, bạn cần đi khám ngay lập tức nếu:

Cách khắc phục hiện tượng ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt

Đối với hiện tượng ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt do rối loạn nội tiết tố, việc thực hiện lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống luyện tập khoa học có thể giúp bạn phòng ngừa và khắc phục. Bạn có thể thử những cách sau:

Không có câu trả lời chính xác cho thắc mắc: “Ra máu ít trước kỳ kinh nhưng không phải kinh nguyệt có nguy hiểm không?” Thực tế, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Nếu tình trạng ra máu bắt nguồn từ bệnh lý, bạn cần được điều trị y tế kịp thời. Trong khi nguyên nhân do việc rối loạn nội tiết sẽ ít nguy hiểm hơn và có thể tự hết nếu bạn thực hiện thói quen sống lành mạnh.

Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về hiện tượng ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt. Bạn có thể tham gia Cộng đồng Sức khỏe phụ nữ của chúng tôi để thoải mái tâm sự và nhận lời khuyên hữu ích từ các chuyên gia và bác sĩ từ Hello Bacsi!

[embed-health-tool-ovulation]

Link nội dung: https://ausp.edu.vn/hien-tuong-ra-it-mau-truoc-ky-kinh-nguyet-bao-hieu-dieu-gi-a19601.html