Bệnh tay chân miệng cấp độ 1 là thể nhẹ nhất của bệnh tay chân miệng và thường không gây biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bố mẹ lơ là trong quá trình chăm sóc và điều trị bệnh khiến bệnh để lại nhiều hậu quả gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và cuộc sống sau này của trẻ.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng - Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.
Tay chân miệng và một bệnh lý truyền nhiễm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Trẻ dưới 5 tuổi chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao nhất và trẻ dưới 3 tuổi là đối tượng dễ gặp các biến chứng nhất. Tại Việt Nam, bệnh tay chân miệng thường bùng phát mạnh vào khoảng tháng 3-5 và tháng 9-12.
Dựa vào các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh, tay chân miệng được chia làm 4 cấp độ. Trong đó, tay chân miệng cấp độ 1 là giai đoạn mắc bệnh nhẹ nhất với các triệu chứng nhẹ như tổn thương trên da, loét miệng, xuất hiện ít mụn nước và không gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.
Bệnh tay chân miệng gây ra bởi các chủng virus đường ruột thuộc nhóm Enterovirus, thường gặp nhất là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Đối với các trường hợp mắc bệnh tay chân miệng do Enterovirus 71, bệnh nặng, dễ lây lan và có nguy cơ gây biến chứng cao. Một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như viêm não, viêm màng não, gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, rối loạn hệ thống điều hòa tim mạch và hô hấp, thậm chí gây tử vong ở trẻ.
Ở bệnh tay chân miệng cấp độ 1, trẻ thường sẽ bắt đầu với các triệu chứng phổ biến như mệt mỏi, sốt nhẹ. Sau đó, các nốt mụn nước đặc trưng của bệnh tay chân miệng sẽ bắt đầu xuất hiện trên cơ thể trẻ, tập trung chủ yếu ở vùng miệng, mông, tay và chân. Thông thường, các nốt mụn nước này sẽ biến mất sau khoảng 1-2 tuần khi được chăm sóc tốt. Trong một số trường hợp, nốt mụn nước bị vỡ ra, chúng sẽ tạo các vết loét và gây đau trẻ. (1)
Bên cạnh các triệu chứng điển hình trên, trẻ bị tay chân miệng ở giai đoạn 1 có thể có các triệu chứng đi kèm như đau nhức cơ, cứng cổ, đau đầu, ngủ giật mình, ngủ không sâu giấc, hay ngủ gật, đau họng, khó nuốt, hay chảy nước miếng, thường xuyên quấy khóc,…
Đa số các trường hợp mắc bệnh tay chân miệng cấp độ 1 sẽ khỏi bệnh trong khoảng 7-10 ngày qua chăm sóc và điều trị đúng cách tại nhà. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho trẻ, bố mẹ vẫn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và hướng dẫn điều trị cho đến khi bệnh được chữa khỏi hoàn toàn.
Có. Tay chân miệng có thể lây trực tiếp từ người này sang người khác, dễ bùng phát thành dịch bệnh khi không có biện pháp phòng ngừa và kiểm soát tốt. Theo thống kê của Bộ Y tế, trong hơn 2 tháng đầu năm 2023, cả nước đã ghi nhận 315 ca mắc tay chân miệng, cao hơn 2,2 lần so với cùng kỳ năm 2022.
Bệnh tay chân miệng lây truyền chủ yếu qua đường tiêu hóa. Khi một người bình thường tiếp xúc với chất tiết từ mũi, miệng hay dịch tiết từ các nốt ban, nốt mụn nước, đặc biệt là phân của người mắc bệnh tay chân miệng, virus gây bệnh sẽ lây nhiễm qua người bình thường, bắt đầu tấn công và gây bệnh. Do đó, người mắc bệnh này cần được phát hiện và cách ly với nhằm ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Đồng thời, mọi người cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa tay chân miệng, nhất vào vào các khoảng thời gian bệnh phát triển mạnh.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng ở trẻ em gồm: trẻ trong độ tuổi đến trường, thường xuyên lui tới các khu vực công cộng, tập thể như nhà trẻ, trường học, siêu thị, công viên, khu vui chơi giải trí…
Để bệnh nhanh khỏi tránh gây ra biến chứng, bệnh cần được phát hiện bệnh sớm và thực hiện các phương pháp điều trị tay chân miệng cấp độ 1 đúng cách:
Hiện nay, bệnh tay chân miệng vẫn chưa có thuốc đặc trị. Tuy nhiên, để quá trình chăm sóc và điều trị tay chân miệng cấp độ 1 diễn ra an toàn, hiệu quả, bố mẹ nên tuân thủ các nguyên tắc điều trị bệnh dưới đây:
Khi trẻ bị tay chân miệng cấp độ 1, bố mẹ nên điều trị bệnh cho trẻ bằng các phương pháp dưới đây:
Mặc dù các triệu chứng và mức độ ảnh hưởng của tay chân miệng cấp độ 1 đến sức khỏe của trẻ khá nhẹ, bệnh dễ kiểm soát và điều trị nhưng để đề phòng các biến chứng nguy hiểm, bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
>> Xem thêm: Nguyên nhân, triệu chứng tay chân miệng cấp độ 3
Trong quá trình chăm sóc và điều trị tay chân miệng cấp độ 1 tại nhà, bố mẹ cần chú ý theo dõi chặt chẽ các triệu chứng của trẻ. Nếu bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí tiến triển nghiêm trọng hơn, chuyển sang tay chân miệng cấp độ 2, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và hỗ trợ điều trị kịp thời.
Bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ ngay khi trẻ có các triệu chứng sau:
Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc và những vấn đề sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ khoa Nhi, bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:
Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh tay chân miệng cấp độ 1. Hy vọng với những thông tin này, các bậc phụ huynh đã hiểu rõ hơn về bệnh tay chân miệng, từ đó, phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời các trường hợp mắc bệnh này ngay từ giai đoạn đầu.
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/benh-tay-chan-mieng-cap-do-1-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-a19518.html