Kim đồng hồ xuất phát từ tâm và quay theo một đường tròn theo chiều từ trái sang phải.Trong toán học, một đường tròn có góc bằng 360o, vậy có bao giờ các bạn thắc mắt mỗi nhịp kim đồng hồ quay là bao nhiêu độ? Hay một độ bằng bao nhiêu phút? Hôm nay chúng ta sẽ cùng giành thời gian để tìm hiểu đáp án cho câu trả lời này nhé.
Độ được biểu diễn bằng kí hiệu o, là một đơn vị đo lường của các góc phẳng hay của các vị trí dọc theo một đường tròn.
Trong toán hình học, góc là những gì nằm giữa hai đường thẳng cắt nhau tại một điểm. Hay nói cách khác, khi hai đường thằng cắt nhau tại một điểm sẽ tạo ra 2 cặp góc đối nhau. Hai đường thẳng đó được xem là cạnh của góc, điểm cắt nhau được gọi là đỉnh của góc.
Ví dụ: Hai đường thẳng AB và CD cắt nhau tại O. Ta sẽ có được hai cặp góc đối nhau là:
Khi và chỉ khi hai đường thẳng cắt nhau tại một điểm thì mới tạo ra góc, nếu hai đường thẳng chạy song song với nhau, không cắt nhau tại điểm, hay cũng có thể hiểu là chúng cắt nhau tại vô cực thì góc giữa hai đường thẳng đó bằng không và đỉnh của góc cũng không xác định hoặc ở vô cực.
Ví dụ: Hai đường thẳng AB và CD song song với nhau, không cắt nhau tại một điểm. Thì góc giữa chúng bằng 0 và có đỉnh không xác định.
Trong một không gian ba chiều, góc giữa hai mặt phẳng chính là phần không gian giới hạn bởi hai mặt phẳng đó. Góc của chúng được xách định bằng góc của hai đường thẳng trên mặt phẳng cùng trực giao với giao tuyến của hai mặt phẳng.
Khái niệm góc cũng được mở rộng cho đại số tuyến tính. Để có thể loại bỏ bớt các rắc rối trong quy ước tính góc, có thể thay các đường thẳng bằng các vecto thể hiện không chỉ độ nghiêng mà còn cả hướng. Khi ta tiến hành tịnh tiến các vecto về cùng tâm O và lấy một vòng tròn đơn vị tại tâm này, các vecto sẽ chỉ cắt vòng tròn này tại hai điểm A và B. Độ lớn góc giữa 2 vecto sẽ là độ dài cung trên vòng tròn nối A và B chia cho đơn vị độ dài.
Người ta thưởng sử dụng thước đo góc để đo góc, và góc thường được quy ước đo theo chiều kim đồng hồ. Trong hệ đo lường Quốc tế, góc được đo bằng radian, là góc tương ứng với một cung tròn có độ dài bằng bán kính của chính đường tròn ấy vì vậy một góc bẹt sẽ bằng pi radian. Góc cũng được đo bằng đơn vị khác là độ. Một góc bẹt bằng 180o = pi radian.
Độ còn được chia thành các đơn vị thấp hơn là phút, giây. Theo quy ước:
Nếu lấy một đường tròn đơn vị có tâm tại giao điểm O của hai đường thẳng, và hai đường thẳng cắt đường tròn tại 4 điểm là A1, A2 và B1, B2. Thì góc gữa hai đường thẳng sẽ là độ dài cung nối giữa Aj và Bj ( j=1 hoặc 2 theo quy ước ).
Theo quy ước: 1 đường tròn = 360o, con số 360 được chọn là quy ước có lẽ vì với người cổ đại nó là số ngày trong năm. Theo các loại lịch nguyên thủy, như lịch Ba Tư sử dụng 360 ngày/ năm. Điều này có lẽ là do sự quan sát của người cổ đại và họ nhận thấy các ngôi sao chuyển động xung quanh sao Bắc Cực tạo ra một vòng tròn lớn với góc chuyển động cỡ chừng 1 độ trong một ngày. Ứng dụng của nó để đo các góc trong hình học đã được tìm thấy từ thời Thales - người đã phổ biến hình học trong những người Hi Lạp và sống ở miền Tây Thỗ Nhĩ Kỳ trong số những người có giao thiệp với Ai Cập và Babylon.
Để phục vụ cho thực tiễn thì độ là giá trị đo góc đủ để có thể đem lại độ chính xác cao hơn. Trong thiên văn: để tính kinh độ và vĩ độ trên Trái Đất, các giá trị số đo góc có thể viết dưới dạng phần thập phân, nhưng cũng có một sự chia nhỏ truyền thống khác được sử dụng phổ biến hơn. 1 độ được chia thành 60 phút và 1 phút chia thành 60 giây, các đơn vị này còn được gọi là phút góc hay giây góc và được biểu diễn bằng dấu phết đơn (‘) hay đôi (“).
Ví dụ: 32,1123o = 32o11’23”. Nếu cần độ chính xác cao hơn, việc lấy phần thập phân của giây thường được sử dụng là lấy các giá trị bội số của 1/60 giây.
Với sự sáng tạo ra hệ mét, dựa trên cơ số 10 (thập phân), đã có những ý định định nghĩa “độ thập phân” (grad hay gon), vì thế giá trị độ thập phân của một góc vuông bằng 100 và như vậy 1 vòng tròn có giá trị góc bằng 400 độ thập phân. Trong khi ý tưởng này không thu được nhiều sự hưởng ứng nhưng đa phần các máy tính tay (calculator) khoa học đều được hỗ trợ đơn vị này.
Qua thông tin cung cấp từ bài viết, chúng ta đã biết được rằng 1 độ ~ 1 giờ đồng hồ =60 phút. Câu hỏi này trên thực tế không thông dụng nên ít được mọi người để ý. Nó chủ yếu được ứng dụng nhiều trong toán học, thiên văn học. Nhưng chúng ta cũng cần nắm một chút thông tin để trau dồi thêm kiến thức của bản thân, nhất thì ai đó hỏi chúng ta về độ, hay những câu đại loại như độ là gì? Độ dùng để làm gì? và 1 độ bằng bao nhiêu phút thì chúng ta cũng có thể giải đáp được rồi đúng không nào.
Có thể bạn quan tâm:
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/1-do-bang-bao-nhieu-phut-a19485.html