Chích ngừa cho trẻ sơ sinh trễ có sao không? Giải đáp và các xử lý

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch cho trẻ sơ sinh đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và xây dựng hệ miễn dịch vững chắc cho bé trước các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ vì lý do nào đó đã cho trẻ tiêm chủng trễ hoặc bỏ sót một số mũi vắc xin quan trọng, khiến con có nguy cơ mắc bệnh và biến chứng nặng trong suốt cuộc đời.

Vậy chích ngừa cho trẻ sơ sinh trễ có sao không? Trong bài viết dưới đây, chuyên gia của VNVC sẽ giải đáp thắc mắc trên và đưa ra các cách xử lý kịp thời khi cha mẹ chích ngừa trễ cho trẻ sơ sinh.

BS.CKI Lê Thị Trúc Phương - Chuyên viên Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết: “ Việc chích ngừa trễ có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho trẻ như tăng khoảng trống miễn dịch làm tăng nguy cơ nhiễm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, hệ miễn dịch ngày càng suy giảm và có thể trở thành nguồn lây bệnh. Vì vậy, cha mẹ cần kiểm tra lại lịch tiêm của con, đưa con đến các trung tâm tiêm chủng gần nhất để bác sĩ tư vấn và tiến hành tiêm bù, tiêm đuổi đầy đủ.”

Chích ngừa cho trẻ sơ sinh trễ có sao không? Giải đáp và các xử lý

Chích ngừa cho trẻ sơ sinh trễ có sao không?

CÓ! Chích ngừa trễ cho trẻ sơ sinh có thể dẫn đến nhiều nguy cơ tiềm ẩn, khả năng mắc bệnh khi trẻ chưa nhận đủ kháng thể bảo vệ từ vắc xin là rất cao. Đối với trẻ sơ sinh, hệ miễn dịch còn non nớt, chưa hoàn thiện nên dễ dàng bị vi khuẩn, virus tấn công, gây ra bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Hệ miễn dịch đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ sơ sinh, hoạt động như một lá chắn chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và ký sinh trùng.

Vắc xin chính là “vũ khí” đắc lực giúp hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh trở nên khỏe mạnh và chống lại các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Vắc xin chứa các kháng nguyên giống như một phiên bản đã được làm suy yếu của virus, vi khuẩn; khi được tiêm chủng vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ nhận diện được vắc xin là tác nhân lạ sẽ tiến hành tiêu diệt và ghi nhớ, được gọi là trí nhớ miễn dịch của cơ thể. Nhờ vậy, hệ miễn dịch của trẻ sẽ học cách tạo ra kháng thể để chống lại các tác nhân gây bệnh tương tự trong tương lai.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khoảng 85% - 95% người được tiêm chủng sẽ sinh ra miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh. Người được tiêm chủng đầy đủ sẽ không bị mắc bệnh, đồng thời giảm nguy cơ tử vong và di chứng do bệnh dịch gây ra. Nhờ có vắc xin, mỗi năm trên thế giới đã có khoảng 2,5 triệu trẻ em được cứu sống khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Trong báo cáo mới nhất về tiêm chủng, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) đã cảnh báo có tổng cộng 67 triệu trẻ em, trong đó gần 250.000 trẻ em ở Việt Nam không được tiêm vắc xin đầy đủ từ năm 2019 - 2021. Theo báo cáo Tình hình trẻ em Thế giới năm 2023 cho thấy, có 48 triệu trẻ em trên toàn cầu đã không được tiêm liều vắc xin nào và Việt Nam nằm trong số 20 quốc gia có số trẻ em “0 liều vắc xin” nhiều nhất thế giới với số lượng 187.315 trẻ em dưới 1 tuổi không được tiêm một loại vắc xin nào trong năm 2021.

Trong những năm gần đây, tỷ lệ tiêm vắc xin đầy đủ cho trẻ sơ sinh tại Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trẻ chưa được tiêm đầy đủ các mũi vắc xin theo lịch khuyến cáo. Một số trẻ tiêm trễ hoặc bỏ sót một số mũi vắc xin do nhiều nguyên nhân khác nhau như:

Chích ngừa cho trẻ sơ sinh trễ có sao không? Giải đáp và các xử lý
Chích ngừa cho trẻ sơ sinh trễ có sao không là vấn đề được khá nhiều bậc cha mẹ quan tâm và thắc mắc

Trẻ sơ sinh tiêm ngừa trễ có những ảnh hưởng gì?

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch cho trẻ sơ sinh là việc vô cùng quan trọng và cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bé. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ vì lý do nào đó đã cho trẻ tiêm ngừa trễ so với lịch tiêm chủng. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ và có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ như:

Chích ngừa cho trẻ sơ sinh trễ có sao không? Giải đáp và các xử lý
Việc tiêm ngừa trễ có thể khiến trẻ tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm, giảm hệ miễn dịch và giảm hiệu quả của vắc xin phòng bệnh

Hướng dẫn xử lý việc chích ngừa cho bé sơ sinh trễ

Tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch sẽ đảm bảo vắc xin phát huy hết công dụng phòng ngừa bệnh truyền nhiễm. Nếu bỏ lỡ lịch tiêm vắc xin đúng hẹn, cha mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia y tế tại các trung tâm tiêm chủng uy tín để được đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại của bé. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem bé đã tiêm được những mũi vắc xin nào và lên kế hoạch tiêm bù các mũi vắc xin bé đã bỏ lỡ.

Việc tiêm chủng trễ có thể ảnh hưởng đến hiệu quả bảo vệ của vắc xin. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn có thể bổ sung, tiêm bù, tiêm đuổi các mũi vắc xin còn thiếu cho bé càng sớm càng tốt để bảo vệ bé khỏi các bệnh truyền nhiễm. Bác sĩ sẽ tư vấn, xác định cụ thể các mũi vắc xin cần bổ sung và hướng dẫn lịch tiêm phù hợp.

Sau khi tiêm bù, cha mẹ cần theo dõi sức khỏe của bé trong vòng 24-48 giờ. Một số bé có thể gặp các phản ứng phụ nhẹ sau khi tiêm như sốt nhẹ, sưng đỏ, quấy khóc… Các triệu chứng này có thể biến mất trong 1-2 ngày đầu sau khi tiêm. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng này kéo dài hoặc bé có biểu hiện bất thường khác như co giật, khó thở, phát ban… cha mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Chích ngừa cho trẻ sơ sinh trễ có sao không? Giải đáp và các xử lý
Nếu lỡ tiêm trễ cho trẻ sơ sinh cần phải đưa bé đi tiêm bù để đảm bảo vắc xin phát huy hết công dụng bảo vệ sức khỏe bé

Làm sao để không bị trễ lịch tiêm chủng cho bé sơ sinh?

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch cho trẻ sơ sinh là việc vô cùng quan trọng để tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cho trẻ trước nguy cơ bị bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ gặp khó khăn trong việc sắp xếp thời gian, ghi nhớ lịch tiêm dẫn đến việc bé bị tiêm chủng trễ. Để tránh chích ngừa trễ cho trẻ sơ sinh và phân vân chích ngừa cho trẻ sơ sinh trễ có sao không, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau:

⇒ Xem thêm: Lịch tiêm chủng cho bé dưới 1 tuổi.

Những mũi tiêm đặc biệt quan trọng đối với trẻ sơ sinh bố mẹ nên nắm

Trong những năm tháng đầu đời, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện. Tiêm chủng đầy đủ các mũi vắc xin quan trọng giúp hệ thống miễn dịch sản sinh kháng thể, chống lại các tác nhân gây bệnh.

Đặc biệt, hai mũi tiêm được các chuyên gia y tế khuyến cáo tiêm trong vòng 24 giờ đầu sau sinh là vắc xin phòng bệnh Lao (BCG) và viêm gan B. Vắc xin BCG giúp bảo vệ bé khỏi căn bệnh lao nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp, hệ thần kinh và các cơ quan khác. Vắc xin phòng viêm gan B giúp phòng ngừa virus viêm gan B, bảo vệ gan và ngăn ngừa ung thư gan ở bé.

Ngoài ra, khi bé được 2 tháng tuổi, cha mẹ cần lưu ý đưa bé đi tiêm các loại vắc xin 6 trong 1 (phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Hib và viêm gan B) hoặc 5 trong 1 (phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và Hib), vắc xin phòng tiêu chảy cấp Rotavirus, vắc xin phòng bệnh do phế cầu khuẩn.

Từ 2 tháng trở đi trẻ cần được tiêm chủng rất nhiều loại vắc xin quan trọng khác nhằm phòng ngừa nhiều bệnh nguy hiểm như cúm, viêm màng não, viêm não Nhật Bản, thủy đậu, sởi - quai bị - rubella… vì vậy cha mẹ cần lưu ý, tìm hiểu kỹ về từng loại vắc xin cho từng độ tuổi để kịp thời đưa trẻ đi tiêm chủng, phòng ngừa dịch bệnh.

Chích ngừa cho trẻ sơ sinh trễ có sao không? Giải đáp và các xử lý
Hai mũi tiêm đặc biệt quan trọng đối với trẻ sơ sinh bố mẹ nên nắm là vắc xin phòng bệnh Lao và viêm gan B

Hy vọng qua bài viết trên, các bậc cha mẹ đã giải đáp được thắc mắc “Chích ngừa cho trẻ sơ sinh trễ có sao không?” và hiểu được tầm quan trọng của việc tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch cho trẻ sơ sinh. Việc tiêm chủng trễ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu trẻ đã bị tiêm trễ, cha mẹ không nên lo lắng mà hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được tư vấn và lên kế hoạch tiêm bù phù hợp.

Link nội dung: https://ausp.edu.vn/chich-ngua-cho-tre-so-sinh-tre-co-sao-khong-giai-dap-va-cac-xu-ly-a19345.html