Ngoài việc ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bé, hiện tượng vặn mình còn có thể làm bé dễ nôn trớ hơn, ngủ sai tư thế, máu lưu thông không đều. Nếu để tình trạng này kéo dài, nó sẽ gây ra một số ảnh hưởng nghiêm trọng như cong vẹo cột sống, bé thấp còi, chậm tăng cân,...
Vặn mình ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra bởi một số yếu tố dưới đây, bố mẹ hãy tìm hiểu để có những điều chỉnh thích hợp trong việc chăm sóc bé.
Tìm hiểu: Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay rướn hoặc vặn mình khi ngủ
Các nguyên nhân gây vặn mình ở trẻ sơ sinh
Ngày xưa ông bà ta đã có áp dụng những mẹo dân gian để đối phó với tình trạng này của trẻ. Nhưng có một số phương pháp được y học hiện đại cảnh báo không an toàn với trẻ sơ sinh, vì vậy trước khi thực hiện bất kỳ một mẹo chữa bệnh dân gian nào, bố mẹ cũng nên tìm hiểu cẩn thận. Dưới đây là 4 mẹo dân gian đem lại hiệu quả chữa vặn mình cho trẻ sơ sinh mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Những yếu tố bên ngoài sẽ tác động đến giấc ngủ của bé và khiến trẻ bị vặn mình, ngủ không ngon giấc. Để tránh tình trạng này, phụ huynh cần:
Dùng loại tã thấm hút tốt để trẻ không bị tràn bỉm
Mẹ nên massage, xoa nắn tay chân cho trẻ một cách thường xuyên để bé cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn khi nằm yên một chỗ. Nếu trẻ có biểu hiện vặn mình, mẹ cũng có thể bế trẻ lê hoặc lấy tay vỗ về nhẹ nhàng. Trẻ đang bất an nếu cảm nhận được sự bảo vệ, chở che của mẹ sẽ đỡ sợ hãi hơn, dần thả lỏng cơ thể và ngủ ngoan trở lại.
Bố mẹ nên giữ bình tĩnh khi trẻ vặn mình, quấy khóc vì sự lo lắng, cuống quýt của bạn sẽ làm trẻ bất an và vặn mình nhiều hơn.
Xem thêm: Cách massage cho trẻ sơ sinh dễ ngủ, ngủ sâu giấc
Massage cho bé thường xuyên để bé cảm thấy dễ chịu
Như đã đề cập ở trên, trẻ sơ sinh cũng có thể vặn mình do tình trạng thiếu canxi của cơ thể. Mẹ nên lựa những ngày có nắng đẹp, nắng nhẹ và cho bé tắm nắng khoảng 30-60 phút mỗi sáng sớm. Việc tắm nắng sẽ giúp nâng cao khả năng hấp thụ vitamin D của cơ thể. Bé được bổ sung đầy đủ vitamin D thì việc hấp thụ canxi cũng hiệu quả hơn.
Tắm nắng để tăng hấp thụ vitamin D
Lá trầu không có tính ấm nên thường được các bà, các mẹ sử dụng để chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh. Cách thực hiện như sau:
Lưu ý: Chỉ hơ lá trầu đạt đến độ ấm vừa phải, không hơ quá nóng để tránh làm tổn thương làn da mỏng manh của bé.
Ngoài những mẹo kể trên, người ta cũng thường tai nhau những cách như đặt nhánh tỏi lên đầu giường, dùng lòng đỏ trứng gà và chanh để bôi lên toàn bộ cơ thể bé hay để dây thừng ở gần chỗ bé ngủ,... Những phương pháp này thiếu tính khoa học và không thể chứng minh hiệu quả bằng kiến thức y khoa nên bố mẹ không nên áp dụng.
Tuy vặn mình ở trẻ sơ sinh cũng không quá nguy hiểm nhưng bố mẹ cũng nên tìm cách khắc phục để trẻ có giấc ngủ ngon hơn. Hy vọng những mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh mà Nhà thuốc Long Châu chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn chăm sóc sức khỏe con mình tốt hơn. Chúc các bạn thực hiện thành công!
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/nhung-meo-dan-gian-chua-van-minh-o-tre-so-sinh-hieu-qua-a19344.html