Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí tính mạng, nhất là đối với trẻ em dưới 1 tuổi. Vậy, làm thế nào để nhận biết sớm các dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ dưới 1 tuổi? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để phụ huynh có thể phát hiện và đưa bé đi khám bác sĩ kịp thời, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
BS Phạm Hồng Thuyết, Quản lý Y khoa Vùng 1 - Mekong, Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết: “Sốt xuất huyết là căn bệnh nhiễm trùng cấp tính nguy hiểm, đặc biệt là đối với trẻ em dưới 1 tuổi. Trong giai đoạn đầu, trẻ thường có biểu hiện sốt cao liên tục, dễ khiến cha mẹ lầm tưởng là cảm lạnh hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp. Tuy nhiên, bệnh tiến triển nhanh chóng và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề, thậm chí tử vong. Do đó, cha mẹ cần hết sức lưu ý theo dõi sức khỏe và đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế khi phát hiện các dấu hiệu bất thường như sốt cao đột ngột, khó thở, quấy khóc kéo dài, chảy máu, chán ăn, bỏ bú, nôn, tiêu chảy,…”Sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh là do virus Dengue lây truyền qua đường muỗi vằn (Aedes aegypti) đốt. Loại muỗi này hoạt động mạnh vào ban ngày, thường sinh sống trong và xung quanh khu vực nhà ở, đặc biệt là nơi có nhiều nước đọng. Muỗi vằn đốt người mang virus sốt xuất huyết, virus sẽ theo nước bọt của muỗi truyền sang người khỏe mạnh, gây cơ chế lây lan căn bệnh nguy hiểm này.
Theo thống kê của Bộ Y tế, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 30.000 ca mắc bệnh sốt xuất huyết và trong đó có 3 ca tử vong. Theo các chuyên gia, trước đây tỷ lệ mắc sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh là rất thấp, thường ít phổ biến trên toàn thế giới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sốt xuất huyết ở trẻ dưới 1 tuổi cũng bắt đầu có xu hướng tăng dần.
Theo các chuyên gia, virus Dengue có 4 chủng khác nhau gồm DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4, do đó người bệnh có nguy cơ mắc sốt xuất huyết 4 lần trong đời. Khác với trẻ lớn, triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh thường không đặc trưng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, khiến việc chẩn đoán gặp nhiều khó khăn. Bệnh có thể diễn tiến từ nhẹ đến nặng một cách nhanh chóng, thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Theo thống kê của Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM, trẻ dưới 1 tuổi chiếm khoảng 5-6% trong tổng số ca mắc sốt xuất huyết (1). Lý do là hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, chưa hoàn thiện và khả năng chống lại virus Dengue gây bệnh còn hạn chế. Bên cạnh đó, trẻ em dưới 1 tuổi thường xuyên được bế ẵm, tiếp xúc với người lớn nên nguy cơ bị muỗi đốt và lây nhiễm virus Dengue cao hơn. Do đó, đây là nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh và gặp biến chứng nghiêm trọng hơn so với trẻ lớn và người lớn.
Triệu chứng và dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ dưới 1 tuổi có thể bắt đầu từ 4 ngày đến 2 tuần sau khi bị muỗi vằn đốt. Tương tự như người lớn, sốt xuất huyết ở trẻ dưới 1 tuổi cũng sẽ có những dấu hiệu qua từng giai đoạn như sau:
Giai đoạn đầu của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ dưới 1 tuổi thường có các triệu chứng sau:
Sau khi trải qua giai đoạn đầu, bệnh sốt xuất huyết sẽ đến giai đoạn nguy hiểm và có những dấu hiệu điển hình như sau:
Sốt xuất huyết thường bước vào giai đoạn nguy cấp từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh. Đây là giai đoạn cực kỳ nguy hiểm bởi hệ miễn dịch của trẻ suy yếu, dẫn đến tình trạng giảm sản xuất đáng kể số lượng bạch cầu và tiểu cầu trong cơ thể, có thể khiến bệnh nhân bị chảy máu, xuất huyết, gây nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, nhận biết sớm các dấu hiệu nguy hiểm trong giai đoạn này là điều vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe của trẻ.
Dấu hiệu nguy hiểm của sốt xuất huyết ở trẻ dưới 1 tuổi trong giai đoạn nguy cấp bao gồm:
⇒ Tham khảo thêm: Sốt xuất huyết chảy máu cam (chảy máu mũi) có nguy hiểm không?
Lưu ý: Các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ dưới 1 tuổi có thể không rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Do đó, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi phát hiện trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào kể trên để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết vẫn chưa có thuốc đặc trị. Phương pháp điều trị bệnh chủ yếu tập trung vào giảm triệu chứng và nâng đỡ sức khỏe của trẻ như hạ sốt, bù nước, truyền dịch,…
Với trường hợp sốt xuất huyết với triệu chứng nhẹ, cha mẹ có thể chăm sóc con tại nhà bằng cách cho trẻ uống thuốc paracetamol theo chỉ định của bác sĩ và sử dụng nước mát lau da cho trẻ. Đồng thời, cho trẻ uống nhiều nước và theo dõi các dấu hiệu mất nước như: đi tiểu ít hơn, khô miệng, lưỡi và môi, ít hoặc không có nước mắt khi khóc… để kịp thời phát hiện các triệu chứng bất thường để can thiệp kịp thời.
Nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu nguy hiểm như trướng bụng, nôn ra máu, chảy máu cam,… cha mẹ cần đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra và điều trị kịp thời. Tại đây, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng của trẻ để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Thường gặp nhất là truyền dịch tĩnh mạch (IV-Intravenous) và chất điện giải để bù đắp lượng nước và điện giải bị mất do nôn mửa hoặc tiêu chảy. Trong trường hợp nặng hơn, bác sĩ có thể chỉ định cần truyền máu cho bé.
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu bệnh sốt xuất huyết. Do đó, để phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết ở trẻ dưới 1 tuổi, các phụ huynh cần lưu ý phòng bệnh bằng các cách dưới đây:
Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi:
Bảo vệ trẻ khỏi muỗi đốt:
Nâng cao nhận thức về sốt xuất huyết:
Hy vọng qua bài viết trên, cha mẹ đã nắm được các dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ dưới 1 tuổi. Hãy lưu ý quan sát và theo dõi sức khỏe của bé thường xuyên. Khi phát hiện trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường như sốt cao đột ngột, quấy khóc, chán ăn, đau nhức cơ thể, khó thở, nôn mửa,… hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bên cạnh việc nhận biết các dấu hiệu, cha mẹ nên lưu ý thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu quả để bảo vệ bé yêu khỏi căn bệnh nguy hiểm này.
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/11-dau-hieu-sot-xuat-huyet-o-tre-duoi-1-tuoi-cha-me-can-nhan-biet-a19269.html