12 Bệnh gây ngứa lòng bàn chân và cách chữa trị tại nhà

1. 12 Nguyên nhân gây ngứa lòng bàn chân

Nguyên nhân gây ngứa lòng bàn chân, đặc biệt là ngứa lòng bàn chân về đêm tương đối đa dạng. Trong bài viết này, IVIE - Bác sĩ ơi sẽ tổng hợp 12 nguyên hay gặp nhất:

Ngứa lòng bàn chân do khô da

Tình trạng ngứa lòng bàn chân có thể do da quá khô vì các lý do khác nhau như: thời tiết hanh khô, da mất nước, do mỹ phẩm…..Đi kèm với tình trạng ngứa lòng bàn chân sẽ là da bị nứt nẻ, thô ráp hay bong tróc…. Ngoài ra, nguyên nhân gây khô da cũng có thể đến từ các bệnh ngoài da như chàm hoặc vảy nến.

12 Bệnh gây ngứa lòng bàn chân và cách chữa trị tại nhà

Ngứa lòng bàn chân do khô da

Ngứa lòng bàn chân do côn trùng cắn

Các loại côn trùng như: muỗi, kiến, ong… có thể đốt và gây ra ngứa lòng bàn chân. Thông thường, các vết cắn này sẽ chỉ gây sưng và ngứa nhẹ nhưng cũng có một số trường hợp côn trùng đốt gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn như: chóng mặt, khó thở, tim đập nhanh….

Ngứa lòng bàn chân do dị ứng

Dị ứng có thể gây ra cảm giác khó chịu, ngứa ngáy hay nổi mẩn trên da, bao gồm cả lòng bàn chân. Dị ứng có thể đến từ nhiều nguyên nhân: sử dụng các mỹ phẩm như kem tẩy lông, kem dưỡng da, sữa tắm…. Hay do một số thuốc: penicillin, sulfa, thuốc chống co giật, chống viêm không steroid….

12 Bệnh gây ngứa lòng bàn chân và cách chữa trị tại nhà

Ngứa lòng bàn chân do dị ứng

Ngứa lòng bàn chân do giãn mạch máu

Khi bắt đầu hoạt động mạnh như tập thể dục hay chạy bộ, các mao mạch ở chân được giãn nở, làm tăng lưu lượng máu đến cơ và thần kinh xung quanh, điều này sẽ gây ra hiện tượng ngứa ở lòng bàn chân. Tuy nhiên, bạn không cần lo lắng về tình trạng này vì đây chỉ là tình trạng tạm thời, sẽ biến mất mà không cần điều trị khi bạn đã dần quen với cường độ tập luyện mới.

Ngứa lòng bàn chân do bệnh tiểu đường

Tiểu đường là một căn bệnh tương đối phổ biến trong xã hội ngày nay, đặc biệt là ở người cao tuổi. Tuy nhiên, độ tuổi mắc tiểu đường đang ngày càng giảm với nhiều biến chứng.

12 Bệnh gây ngứa lòng bàn chân và cách chữa trị tại nhà

Ngứa lòng bàn chân do bệnh tiểu đường

Một trong các biến chứng của tiểu đường là tê chân hay ngứa lòng bàn chân. Điều này được giải thích rằng nồng độ glucose trong máu cao, gây tổn thương hệ thống sợi thần kinh trong cơ thể, từ đó gây nên tình trạng viêm, kích ứng hay ngứa ngáy. Bên cạnh đó, ở người mắc bệnh tiểu đường, hoạt động tuần hoàn giảm dẫn đến da dễ khô và gây ngứa.

Ngứa lòng bàn chân do Hội chứng chân không yên (RLS)

Hội chứng chân không yên là một hội chứng tương đối hiếm gặp, biểu hiện bằng việc người bệnh luôn cảm thấy bứt rứt, khó chịu hay ngứa ngáy ở lòng bacn chân, điều đó khiến ngừoi bệnh phải di chuyển liên tục mà không thể ngồi yên. Đặc biệt, tình trạng này biểu hiện rõ hơn khi bệnh nhân đang nghỉ ngơi, nằm hoặc ngồi. Hội chứng này có thể gây khó ngủ, ngủ không yên giấc, vì vậy mà ảnh hưởng đến sức khoẻ và tinh thần của người bệnh.

Hiện nay, nguyên nhân của hội chứng này vẫn chưa được xác định rõ ràng, một số giả thuyết cho rằng hội chứng này là do sự mất cân bằng hóa chất trong não bộ, dẫn đến rối loạn chuyển động cơ bắp.

Ngứa lòng bàn chân do tác dụng phụ của thuốc

Đôi khi, một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc giảm đau opioid, thuốc trị ung thư cũng có thể gây ra hiện tượng ngứa chân. Ngoài ngứa, bạn cũng có thể nổi mề đay hay một số triệu chứng khác.

12 Bệnh gây ngứa lòng bàn chân và cách chữa trị tại nhà

Ngứa lòng bàn chân do tác dụng phụ của thuốc

Ngứa lòng bàn chân do chức năng gan, thận suy giảm

Gan và thận là hai cơ quan làm nhiệm vụ đào thải độc tố của cơ thể. Khi chức năng hoạt động của các cơ quan này bị suy giảm, các chất độc có thể tích tụ lại cơ thể mà không được thải ra ngoài, từ đó dẫn đến hiện tượng ngứa lòng bàn chân hay nổi mẩn đỏ.

Ngứa lòng bàn chân bệnh ứ mật

Dịch mật có tác dụng hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn, hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn vào cơ thể. Khi dịch mật bị ứ, acid trong dịch mật sẽ đi trực tiếp vào máu, khiến cho các dây thần kinh cảm giác bị kích thích. Từ đó, dẫn đến hiện tượng ngứa ngáy trên da.

Ngứa lòng bàn chân do bệnh tuyến giáp

Các bệnh về tuyến giáp có thể là nguyên nhân gây tình trạng ngứa chân. Trong nhiều trường hợp, bệnh tuyến giáp còn gây hiện tượng phát ban da mãn tính.

Ngứa lòng bàn chân do U lympho

12 Bệnh gây ngứa lòng bàn chân và cách chữa trị tại nhà

Ngứa lòng bàn chân do U lympho

U lympho (lymphoma) hay còn gọi là ung thư hạch o là một loại ung thư máu ác tính, đặc trưng bởi sự phát triển của các tế bào ung thư trong các cơ quan bạch huyết. Cảm giác ngứa thường xuất hiện ở những người mắc u lympho Hodgkin và u lympho tế bào T ở da.

Ngứa lòng bàn chân do vết thương, vết bỏng lên da non

Vết thương lên da non thường gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, và vết thương ở lòng bàn chân cũng không ngoại lệ.

2. Bị ngứa lòng bàn chân có nguy hiểm không?

Một vấn đề mà nhiều người quan tâm đó là: Bị ngứa lòng bàn chân có nguy hiểm không? Câu trả lời của bác sĩ da liễu là: Phần lớn hiện tượng ngứa lòng bàn chân là do các bệnh về da liễu cấp tính như dị ứng, viêm da…, một số ít là do bệnh da liễu mạn tính hoặc từ bệnh lý từ các cơ quan khác trong cơ thể. Vì vậy, hầu hết các trường hợp chỉ là ngứa ngoài da chứ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe hay tính mạng.

12 Bệnh gây ngứa lòng bàn chân và cách chữa trị tại nhà

Ngứa lòng bàn chân cũng gây nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày

Tuy vậy, tình trạng ngứa lòng bàn chân cũng gây nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày, gây khó chịu, mất ngủ, để lại sẹo… nên bạn cũng cần có phương pháp điều trị phù hợp.

Tìm hiểu thêm: chàm khô, bệnh chàm khô

3. Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Bạn nên đi khám bác sĩ để có thể chữa trị sớm và hiệu quả nhất, đặc biệt là trong các trường hợp sau đây:

IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý một số Bệnh viện, Phòng khám Da liễu uy tín trên địa bàn Thành phố Hà Nội bạn có thể tham khảo và đặt lịch khám dưới đây:

Tên Cơ sở y tếĐịa chỉ Bệnh viện da liễu Trung ương 15A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội Bệnh viện da liễu Hà Nội 79B Nguyễn Khuyến, Đống Đa, Hà Nội Khoa Da liễu, Bệnh viện Bạch Mai 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Thu Cúc 4 cơ sở tại Tây Hồ, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Hà Nội Bệnh viện E 89 Trần Cung, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội Phòng khám Đa khoa Quốc tế MSC Clinic 204 Nguyễn Tuân, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội Tổ hợp phòng khám MEDIPLUS 99 Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn 52 Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, HN Phòng khám Đa khoa Medelab 86 Nguyễn Lương Bằng, Quang Trung, Đống Đa, HN

Giá khám da liễu khoảng từ 150,000đ - 300,000đ tùy từng bệnh viện, phòng khám, bạn có thể gọi tới tổng đài đặt khám 1900 3367 để được tư vấn hỗ trợ đặt khám ưu tiên tại cơ sở y tế gần nhất hoặc để lại thông tin bên dưới để được hỗ trợ.

1900 3367

Ngoài ra, Bạn có thể đặt lịch khám da liễu online ngay tại nhà trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi một cách tiện lợi, nhanh chóng, dễ dàng. IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý cho bạn danh sách bác sĩ khám da liễu online uy tín dưới đây:

Thông qua cuộc gọi trực tuyến, bác sĩ da liễu online bác sĩ có thể nắm được tình trạng bệnh của bạn qua hình ảnh trên video, nắm được lối sống và tiểu sử bệnh qua các câu trả lời từ đó đưa ra nguyên nhân gây bệnh và liệu trình điều trị phù hợp.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám online với bác sĩ da liễu

Tải app

12 Bệnh gây ngứa lòng bàn chân và cách chữa trị tại nhà

Khám online với bác sĩ da liễu trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi ngay tại nhà

4. Cách điều trị ngứa lòng bàn chân

Điều trị ngứa lòng bàn chân là việc cần làm, tuy nhiên phương pháp điều trị sẽ khác nhau trong từng trường hợp, phụ thuộc vào nguyên nhân gây ngứa.

12 Bệnh gây ngứa lòng bàn chân và cách chữa trị tại nhà

Sử dụng một số phương pháp thiên nhiên để trị khô da, giảm ngứa

5. Biện pháp phòng ngừa ngứa lòng bàn chân

Để ngăn ngừa tình trạng ngứa lòng bàn chân, bạn có thể áp dụng các biện pháp tại nhà như sau:

12 Bệnh gây ngứa lòng bàn chân và cách chữa trị tại nhà

Đi giày dép thoáng khí để tránh gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu

Ngứa lòng bàn chân gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và còn có thể là dấu hiệu sớm của một số bệnh lý trong cơ thể. Vì vậy, bạn nên lưu ý các triệu chứng và khám bác sĩ khi cần.

Link nội dung: https://ausp.edu.vn/12-benh-gay-ngua-long-ban-chan-va-cach-chua-tri-tai-nha-a19242.html