Thiếu máu uống thuốc gì? 4 loại thuốc hỗ trợ thường được khuyên dùng

Thiếu máu là tình trạng khá phổ biến, có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai. Do đó, nhiều người bệnh quan tâm thiếu máu uống thuốc gì hay thiếu máu nên uống thuốc gì để hỗ trợ cải thiện bệnh.

Bài viết được tư vấn bởi Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

Thiếu máu uống thuốc gì? 4 loại thuốc hỗ trợ thường được khuyên dùng

Tổng quan về bệnh thiếu máu là gì?

Trước khi giải đáp thắc mắc thiếu máu uống thuốc gì tốt nhất cho việc hỗ trợ cải thiện bệnh, chúng ta cần nắm một số thông tin tổng quan về chứng bệnh thiếu máu. Thiếu máu là một chứng rối loạn về máu, khiến số lượng hồng cầu hoặc nồng độ của huyết sắc tố trong hồng cầu ở mức thấp hơn bình thường (cụ thể chỉ số mức huyết sắc tố ở người bệnh thiếu máu thường dưới 120 g/L).

Chức năng của hồng cầu là vận chuyển O2 tại phổi đi đến các tế bào, mô trong cơ thể. Sau đó, hồng cầu mang CO2 cùng chất thải quay ngược lại phổi để từ đó đào thải ra ngoài. Huyết sắc tố (còn gọi là hemoglobin) là loại protein chứa nhiều sắt trong hồng cầu, có chức năng vận chuyển các phân tử O2.

Huyết sắc tố do tủy xương sản xuất ra. Tuy nhiên, khi cơ thể không có đủ lượng chất sắt cần thiết thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất huyết sắc tố. Lúc này, hồng cầu có xu hướng nhỏ hơn và nhợt nhạt hơn so với bình thường. Khi các hồng cầu không đủ đáp ứng sẽ dẫn đến chứng bệnh thiếu máu.

Thiếu máu uống thuốc gì tốt?

Một số loại bệnh thiếu máu có thể không cần sử dụng thuốc. Một số loại thiếu máu khác có thể được bác sĩ tư vấn, chỉ định dùng thuốc, bao gồm cả những sản phẩm bổ sung các vi chất cụ thể. Thiếu máu uống thuốc gì phụ thuộc vào loại thiếu máu người bệnh đang mắc phải cũng như nguyên nhân gây bệnh. Việc dùng thuốc đôi khi chỉ là một phần của kế hoạch chữa trị tổng thể, góp phần hỗ trợ điều trị bệnh.

Vậy thiếu máu nên uống thuốc gì? Bên cạnh các chuyên dụng đặc trị khác, dưới đây là một số loại thuốc hay sản phẩm bổ sung phổ biến có thể được bác sĩ tư vấn dùng để hỗ trợ chữa chứng thiếu máu:

1. Thuốc bổ sung sắt

Người mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt không có đủ sắt trong cơ thể để sản sinh ra huyết sắc tố - một loại protein cho phép các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Điều này có vai trò quan trọng, cần thiết cho hoạt động bình thường của các cơ quan.

Bổ sung sắt là cách chữa trị bệnh thiếu máu phổ biến, có thể giúp người bệnh thay thế lượng sắt bị thiếu hụt trong cơ thể, qua đó cơ thể có thể sản sinh đủ huyết sắc tố. Bổ sung sắt hỗ trợ chữa chứng thiếu máu giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng như mệt mỏi, nhiễm trùng, những vấn đề về dạ dày/ruột, vấn đề về sự tập trung và trí nhớ…

Thiếu máu uống thuốc gì? 4 loại thuốc hỗ trợ thường được khuyên dùng
Thiếu máu uống thuốc gì? Bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh dùng thuốc bổ sung sắt

Người bệnh có thể mua chất bổ sung sắt không kê đơn (OTC) ở dạng thuốc uống, cụ thể là như một phần của vitamin tổng hợp hoặc dưới dạng chất bổ sung chỉ chứa sắt. Người bệnh có thể bổ sung một số loại sắt như sắt sunfat, sắt gluconat, sắt citrat, tuy nhiên tham vấn bác sĩ về liều lượng cụ thể khi sử dụng những loại sắt này. (1)

1.1. Chỉ định

Thuốc bổ sung sắt có thể được bác sĩ chỉ định để hỗ trợ chữa trị chứng thiếu máu do thiếu sắt. Những trường hợp có thể bị sụt giảm lượng sắt cung cấp cho cơ thể bao gồm: suy dinh dưỡng, mất máu (chảy máu trong kỳ kinh nguyệt, sinh con, chảy máu đường tiêu hóa/tiết niệu, chảy máu sau chấn thương, phẫu thuật…), các vấn đề về hấp thụ sắt (rối loạn di truyền khiến ruột không thể hấp thụ sắt, mất chất sắt qua đường tiêu hóa khi chơi các môn thể thao sức bền…), nhu cầu về sắt gia tăng (mang thai…), chế độ ăn uống không cung cấp đủ sắt…

1.2. Chống chỉ định

Thuốc bổ sung sắt có thể không phù hợp với người mẫn cảm, người mắc bệnh thiếu máu do tan máu… Trẻ em dưới 12 tuổi và người cao tuổi không được sử dụng thuốc bổ sung sắt dạng viên. Để đảm bảo an toàn, mỗi người khi cần dùng thuốc bổ sung sắt nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

2. Thuốc bổ sung vitamin B12

Thuốc bổ sung vitamin B12 cũng thường nằm trong danh sách cho câu hỏi thiếu máu nên uống thuốc gì hay thiếu máu uống thuốc gì. Một số bệnh lý thiếu máu phát triển khi cơ thể bị thiếu hụt vitamin B12 - vi chất cần thiết để tạo ra những tế bào máu mạnh khỏe.

Bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh dùng vitamin B12 dạng tiêm/xịt mũi. Ở những ca bệnh ít nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh dùng lượng lớn vitamin B12 ở dạng thuốc viên. Bổ sung vitamin B12 giúp kích thích cơ thể sản sinh tế bào máu. Liều lượng dùng vitamin B12 còn phụ thuộc vào loại thiếu máu và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Vitamin B12 thường được bác sĩ chỉ định để chữa trị chứng thiếu máu trong những trường hợp như thiếu máu hồng cầu to, dự phòng thiếu máu ở người bệnh viêm ruột mạn tính/phẫu thuật cắt dạ dày… Bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh bổ sung vitamin B12 khi có các dấu hiệu huyết học, triệu chứng thần kinh như tê bì/cảm giác kiến bò ở chân, tay.

3. Thuốc bổ sung acid folic

Chứng thiếu máu do thiếu acid folic (vitamin B9) cũng xuất hiện khá phổ biến, chủ yếu gặp ở người nghiện rượu, thai phụ. Bác sĩ có thể chỉ định bổ sung acid folic trong những trường hợp này. Phác đồ chữa trị thường kéo dài khoảng 4 tháng nhằm đảm bảo những tế bào hồng cầu thiếu acid folic được thay thế bằng những tế bào mới.

Thiếu máu uống thuốc gì? 4 loại thuốc hỗ trợ thường được khuyên dùng
Thiếu máu uống thuốc gì? Thuốc bổ sung acid folic có thể mang đến lợi ích cho người bị thiếu máu

4. Erythropoietin (EPO)

Erythropoietin (EPO) là một loại hormone được sản sinh bởi thận, giúp kích thích cơ thể sản sinh tế bào hồng cầu. Ở một số tình trạng sức khỏe, ví dụ như bệnh thận mạn tính có thể tác động đến lượng EPO do thận tạo ra. Nồng độ EPO quá thấp có thể dẫn đến tình trạng lượng hồng cầu thấp, gây ra chứng thiếu máu. (2)

Việc chữa trị tình trạng thiếu máu do nồng độ EPO thấp thường liên quan đến cách dùng thuốc kích thích Erythropoietin dạng tiêm (ESA). Đây là phiên bản tổng hợp nhân tạo của EPO. Loại thuốc này có thể giúp kích thích cơ thể sản sinh những tế bào hồng cầu mạnh khỏe, làm giảm các triệu chứng thiếu máu. Người bệnh cũng có thể tự tiêm ESA ngay tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Tác dụng phụ có thể gặp của các thuốc hỗ trợ điều trị thiếu máu

Chúng ta đã biết thiếu máu uống thuốc gì để hỗ trợ cải thiện bệnh, tiếp theo cần tìm hiểu về một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc điều trị thiếu máu, cụ thể như sau:

Thiếu máu uống thuốc gì? 4 loại thuốc hỗ trợ thường được khuyên dùng
Bổ sung vitamin B12 có thể gây ra tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt

Lưu ý khi sử dụng các thuốc hỗ trợ trị thiếu máu

Bên cạnh việc tìm hiểu thiếu máu uống thuốc gì, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề khi dùng các loại thuốc này:

Đối với việc bổ sung sắt để hỗ trợ chữa chứng thiếu máu, cần lưu ý thêm các vấn đề:

Các phương pháp điều trị thiếu máu khác

Bên cạnh tìm hiểu thiếu máu nên uống thuốc gì hay thiếu máu uống thuốc gì theo tư vấn của bác sĩ, người bệnh nên lưu ý thêm về một số phương pháp khác giúp hỗ trợ chữa trị chứng thiếu máu. Tùy vào loại bệnh thiếu máu, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh áp dụng các phương pháp chữa trị khác, ví dụ như:

>> Xem thêm: 6 cách trị thiếu máu tại nhà

Thiếu máu uống thuốc gì? 4 loại thuốc hỗ trợ thường được khuyên dùng
Người bệnh thiếu máu có thể cải thiện triệu chứng thông qua cách thay đổi chế độ dinh dưỡng, dùng nhiều thực phẩm chứa sắt, acid folic…

Địa chỉ khám thiếu máu ở đâu đáng tin cậy?

Ngoài thắc mắc thiếu máu uống thuốc gì, nhiều người bệnh cũng băn khoăn chưa biết nên chọn địa chỉ nào để thăm khám chứng thiếu máu. Người bệnh thiếu máu có thể đến thăm khám, chữa trị tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Nơi đây quy tụ đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, tận tình, được trang bị các máy móc xét nghiệm máu cũng như các kỹ thuật chẩn đoán bệnh khác hiện đại, mang đến chất lượng khám hiệu quả.

Để tiết kiệm thời gian, người bệnh có thể đặt lịch hẹn trước thông qua hotline 024 7106 6858 - 024 3872 3872 (Hà Nội) hoặc 028 7102 6789 - 093 180 6858 (TP.HCM).

Lưu ý: Các loại thuốc hay sản phẩm bổ sung được đề cập trong bài viết này chỉ mang tính tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải được tư vấn, hướng dẫn, theo dõi của bác sĩ chuyên khoa. Hiệu quả của thuốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Chúng tôi không chịu trách nhiệm cho các trường hợp tự ý mua và sử dụng thuốc.

Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Khoa Nội tổng hợp, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Bài viết đã phần nào giải đáp thắc mắc thiếu máu uống thuốc gì hay thiếu máu nên uống thuốc gì để điều trị hay hỗ trợ cải thiện bệnh. Ngay khi gặp triệu chứng nghi ngờ bị thiếu máu, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín thăm khám, chữa trị.

Link nội dung: https://ausp.edu.vn/thieu-mau-uong-thuoc-gi-4-loai-thuoc-ho-tro-thuong-duoc-khuyen-dung-a19160.html