Hen suyễn (hen phế quản) là một căn bệnh mãn tính dẫn đến lớp niêm mạc của ống phế quản sẽ sưng lên, viêm nhiễm và dễ bị kích ứng. Nhận biết được các triệu chứng hen suyễn sẽ giúp bệnh nhân và người nhà chủ động hơn trong việc xử trí bệnh.
Các cơn hen suyễn hiếm khi xảy ra mà không có dấu hiệu báo trước. Trước khi bắt đầu cơn hen, bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng hen suyễn cảnh báo như:
Nhận biết các dấu hiệu hen suyễn sớm sẽ giúp bệnh nhân tránh được các tình trạng cần cấp cứu của bệnh hen suyễn.
Xem ngay: 6 bài tập thở cho người bị hen suyễn nặng
Các dấu hiệu hen suyễn có thể thay đổi từ cơn này sang cơn tiếp theo. Bệnh nhân có thể bị ho ít hoặc không ho trước đó, tuy nhiên sẽ có lúc người bệnh bị ho không dứt, đặc biệt là vào ban đêm.
Cơn ho trong bệnh hen suyễn thường là ho khan và ho từng cơn. Nếu bệnh nhân có triệu chứng này kéo dài, không biến mất sau khi các triệu chứng cảm lạnh khác đã khỏi hẳn, đây có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn.
Tránh dùng thuốc ho để cảm thấy dễ chịu hơn trong trường hợp này vì thuốc sẽ không giúp ích gì cho bệnh hen suyễn.
Máy đo lưu lượng đỉnh có thể cho bệnh nhân biết khi một cơn hen sắp xảy ra. Hãy chắc chắn rằng bệnh nhân luôn biết con số phản ánh nhịp thở tốt nhất của chính mình.
Nếu đồng hồ đo lưu lượng đỉnh hiển thị các con số từ 50% đến 80% so với mức tốt nhất của bệnh nhân, cơn hen suyễn có thể đã bắt đầu. Con số dưới 50% có nghĩa là trường hợp khẩn cấp cần sử dụng ống hít cứu hộ và gọi trợ giúp ngay lập tức.
Gọi cấp cứu ngay nếu bạn gặp khó khăn khi đi lại hoặc nói chuyện bị hụt hơi hoặc nếu môi bạn xanh hoặc xám. Sử dụng ống hít cắt cơn trong khi bạn chờ được giúp đỡ.
Kế hoạch xử trí cơn hen sẽ giúp người bệnh và người thân xung quanh biết cách đối phó với các triệu chứng hen suyễn. Dựa trên chỉ số lưu lượng tối đa của bệnh nhân sẽ cho biết những loại thuốc cần dùng và khi nào dùng. Điều quan trọng là phải làm theo các bước đã được hướng dẫn và dùng thuốc đúng như lời bác sĩ.
Nếu các triệu chứng hen suyễn của bệnh nhân vẫn trở nên tồi tệ hơn sau khi đã tuân theo kế hoạch xử trí cấp cứu, hãy gọi cho bác sĩ khám hen suyễn trong trường hợp khẩn cấp.
Trong cơn hen suyễn, các cơ xung quanh đường thở bị thắt chặt và niêm mạc đường thở sưng lên. Đường thở tạo ra quá nhiều chất nhầy, có thể làm tắc nghẽn ống dẫn khí trong phổi. Không khí bị mắc kẹt trong phổi dẫn đến khó thở.
Thở khò khè có thể là triệu chứng đầu tiên mà bệnh nhân hen suyễn nhận thấy. Nhưng khi cơn hen nặng hơn, bệnh nhân sẽ cảm thấy tức ngực và khó thở hơn. Cuối cùng, bệnh nhân có thể cảm thấy giống như bản thân không nhận được đủ không khí.
Khi ai đó khó thở, họ có thể nghiêng người về phía trước, nói những từ đơn lẻ thay vì thành câu dài và rất dễ bị kích động. Khi vấn đề trở nên tồi tệ hơn, họ có thể gập người lại với hai tay đỡ phần trên của mình.
Khi cảm thấy khó thở, các mô ở ngực và cổ có thể lõm xuống trong mỗi nhịp thở, điều này được gọi là sự co rút lại. Sự co lại có nghĩa là không có đủ không khí đi vào phổi. Chúng là một dấu hiệu của một trường hợp khẩn cấp trong y tế. Ở trẻ em, các dấu hiệu khác cho thấy hô hấp đang trở nên tồi tệ hơn là:
Môi hoặc móng tay có màu xanh hoặc xám là dấu hiệu cho thấy không có đủ oxy trong máu. Tình trạng này được gọi là chứng xanh tím. Nếu nó xảy ra, bệnh nhân cần nhận được trợ giúp y tế ngay lập tức.
Nhận trợ giúp khẩn cấp ngay lập tức nếu bệnh nhân có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
Hen suyễn bệnh mãn tính gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Nhận biết được các triệu chứng hen suyễn sẽ giúp bệnh nhân và người nhà chủ động hơn trong việc xử trí bệnh.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: webmd.com
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/danh-gia-cac-trieu-chung-hen-suyen-cua-ban-a19116.html