Viêm tai giữa cấp ở trẻ sơ sinh dấu hiệu điển hình là gì?

1. Viêm tai giữa cấp ở trẻ sơ sinh là bệnh gì?

Tai của trẻ cũng như tai của chúng ta được chia thành 3 phần gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong, trong đó tai giữa gắn trực tiếp với ống nối với cổ họng, còn gọi là vòi nhĩ. Vòi nhĩ có nhiều chức năng quan trọng như: giữ áp suất không khí trong tai cân bằng với áp suất môi trường, bảo vệ tai khi làm giảm áp lực âm thành và sự xâm nhập của dịch mũi họng, làm tiêu dịch từ tai.

Tuy nhiên, do cấu tạo vòi nhĩ ngắn, hệ miễn dịch yếu nên trẻ sơ sinh có nguy cơ cao mắc viêm tai giữa cấp. Nguyên nhân gây bệnh bao gồm:

Viêm tai giữa cấp ở trẻ sơ sinh dấu hiệu điển hình là gì?

Thói quen bú nằm có thể khiến dịch chảy vào tai trẻ

Với những nguyên nhân gây bệnh trên, cha mẹ hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa viêm viêm tai giữa cấp ở trẻ sơ sinh bằng cách điều trị dứt điểm khi trẻ mắc bệnh viêm mũi họng, tập cho trẻ thói quen bú ngồi, chăm sóc sức khỏe tăng sức đề kháng,...

2. Nhận biết dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh khi mắc viêm tai giữa nói riêng và các bệnh lý nói chung thường khó chẩn đoán và điều trị hơn do trẻ chưa thể biểu hiện hay nói ra triệu chứng bệnh rõ ràng. Vì thế, cha mẹ cần có kiến thức về dấu hiệu bệnh để nhận biết sớm, đưa trẻ đi khám, điều trị khi không may mắc bệnh.

Dưới đây là những dấu hiệu thường gặp khi trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa:

2.1. Sốt là biểu hiện thường thấy

Trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa và viêm đường hô hấp thường có biểu hiện sốt, trẻ có thể sốt từ 39 đến 40 độ C. Mặc dù đây là dấu hiệu thường gặp nhưng không đặc trưng do viêm tai giữa, trẻ có thể mắc nhiều bệnh lý khác cũng gây triệu chứng này.

Viêm tai giữa cấp ở trẻ sơ sinh dấu hiệu điển hình là gì?

Viêm tai giữa khiến trẻ sốt

2.2. Trẻ đau, khó chịu ở tai

Viêm tai giữa khiến niêm mạc tai bị tổn thương, viêm nhiễm cùng với tích tụ dịch mủ nên gây không ít khó chịu và đau đớn cho trẻ. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh chưa thể biểu hiện rõ ràng tình trạng đau tai của mình, cha mẹ cần chú ý các biểu hiện sau ở trẻ.

Khi trẻ bị đau tai hay có các dấu hiệu trên, nhiều bậc phụ huynh thường cố gắng kéo tai để nhìn vào lỗ tai trẻ, tuy nhiên việc kiểm tra này rất khó khăn vì lỗ tai của trẻ nhỏ hẹp. Ngược lại, hành động này khiến trẻ đau đớn hơn, do đó cha mẹ không nên thực hiện mà chỉ các bác sĩ chuyên môn khi thăm khám kiểm tra có thể sử dụng.

2.3. Trẻ bị chảy mủ từ tai do viêm tai giữa

Khi có dấu hiệu này, thường bệnh viêm tai giữa đã chuyển sang giai đoạn nặng nhưng nhiều bậc phụ huynh nhầm lẫn do các triệu chứng ban đầu như đau tai, quấy khóc đã giảm hẳn. Nguyên nhân là do mủ trong tai tích tụ quá nhiều dẫn đến vỡ và dịch chảy ra ngoài. Điều cha mẹ cần làm là nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa để chẩn đoán, điều trị và theo dõi tránh biến chứng đến tai.

Viêm tai giữa cấp ở trẻ sơ sinh dấu hiệu điển hình là gì?

Viêm tai giữa cũng gây rối loạn tiêu hóa

2.4. Trẻ bị viêm tai giữa cũng bị rối loạn tiêu hóa

Khi mắc viêm tai giữa cấp tính, trẻ thường đồng thời gặp vấn đề về tiêu hóa như: đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy, có thể nôn mửa,... do đờm, dịch đi xuống hệ tiêu hóa.

Khi viêm tai giữa biến chứng từ các bệnh viêm đường hô hấp, trẻ cũng có các biểu hiện bệnh tương ứng với đặc điểm là triệu chứng kéo dài dai dẳng.

3. Hướng dẫn chăm sóc, phòng ngừa viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh

Để bảo vệ sức khỏe trẻ nói chung và tai trẻ nói riêng tránh viêm tai giữa, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:

Viêm tai giữa cấp ở trẻ sơ sinh dấu hiệu điển hình là gì?

Tiêm phòng đầy đủ giúp trẻ phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm

Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Link nội dung: https://ausp.edu.vn/viem-tai-giua-cap-o-tre-so-sinh-dau-hieu-dien-hinh-la-gi-a19099.html