Tình trạng nấm da đầu xảy ra khi da đầu bị nhiễm nấm bởi nguyên nhân gây bệnh chủ yếu đến từ hai loại nấm Microsporum và Trichophyton.
Cụ thể, hai loại nấm này xâm nhập vào các sợi tóc và cư trú ở vị trí vùng da đầu ẩm ướt nơi có độ ẩm cao. Từ đó, chúng làm người bị bệnh cảm thấy da đầu ngứa ngáy, vảy gàu và rụng tóc nhiều,... Thậm chí, tình trạng nặng hơn, nấm da đầu còn có nguy cơ gây nhiễm trùng, viêm da đầu,... cũng như có thể để lại sẹo dù đã được chữa khỏi.
Nấm da đầu ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến người bệnh cảm thấy tự ti
Dưới đây là một số yếu tố góp phần tạo nên môi trường thuận lợi cho sự phát triển của nấm làm xuất hiện bệnh lý này.
Da đầu khi chỉ được vệ sinh kém và không sạch là điều kiện tạo nên môi trường cho sự phát triển của nấm mốc. Theo đó, việc không vệ sinh sạch sẽ da đầu sẽ làm cho lượng mồ hôi tiết ra kết hợp cùng các tế bào da chết hay bụi bẩn tạo thành vị trí cư trú thuận lợi của nấm, gây nên bệnh nấm da đầu.
Đi kèm với đó, nấm cũng sẽ thuận lợi xâm nhập đồng thời tấn công vào sâu bên trong hơn khi da đầu bị trầy xước và tổn thương. Nguyên do đến từ quá trình vệ sinh da đầu không đúng cách như hành động gãi, chà xát mạnh lên da đầu.
Bệnh nấm da đầu hình thành còn xuất phát từ thói quen xấu của một số người.
Chẳng hạn, nhiều người thường gội đầu vào buổi tối nhưng không sấy tóc khô hẳn mà cứ thế để tóc vẫn còn ẩm ướt rồi ngủ qua đêm. Ngoài ra, lười gội đầu, để đầu quá bẩn mới gội cũng là thói quen không tốt thường gặp ở những người không có thời gian do bận rộn làm việc.
Đây chính là các yếu tố góp phần hỗ trợ cho sự sinh sôi phát triển của nấm gây bệnh khi đã tạo nên môi trường ẩm ướt thuận lợi cho chúng.
Không sấy tóc khô hẳn, để tóc ẩm ướt ngủ qua đêm là một thói quen xấu có thể tạo điều kiện cho sự phát triển của nấm
Việc dùng chung các vật dụng cá nhân như: lược, mũ, khăn tắm, chăn gối,... của người bị bệnh cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị nhiễm nấm da đầu.
Nguồn nước bẩn cũng có thể làm bạn bị nấm da đầu. Bởi trong nước bẩn có chứa nấm gây bệnh, việc thường xuyên sử dụng nguồn nước này để gội đầu có thể khiến bạn dễ gặp phải tình trạng bệnh nấm da đầu.
Một số động vật nuôi trong gia đình như chó, mèo, gà,… có thể bị nhiễm vi nấm. Thông qua quá trình tiếp xúc nấm có thể lây nhiễm sang con người.
Để điều trị bệnh nấm da đầu và không để tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn, một số cách sau đây có thể được thực hiện:
Điều trị tình trạng bệnh nấm da đầu bằng việc sử dụng thuốc với 2 dạng: dạng bôi và dạng thuốc uống. Ngoài ra kết hợp với dùng dầu gội chống nấm.
Trong đó, có một số loại thuốc uống trị nấm da đầu thường được dùng như: Fluconazole, Terbinafine, Griseofulvin, Itraconazole,…
Trong quả bồ kết có hoạt chất Saponin với tác dụng trong việc làm sạch da đầu, đây là một loại thảo dược được biết đến là có hiệu quả tốt trong chăm sóc da đầu và tóc.
Vì vậy, nếu bạn đang bị nấm da đầu ở mức độ nhẹ, có thể gội đầu bằng loại quả này. Trước khi gội, nên nướng nó trên than đỏ, rồi đun sôi với nước. Chờ nước nguội và sử dụng nước này để tiến hành gội đầu.
Có thể gội đầu bằng bồ kết để chăm sóc tóc và da đầu, trị nấm da đầu
Về việc phòng ngừa nấm da đầu, có thể bắt đầu từ hành động thay đổi các thói quen sinh hoạt không lành mạnh đã được nhắc đến bên trên.
Đi kèm với đó, sau đây là một số cách mà bạn có thể tham khảo để giúp phòng ngừa gặp phải tình trạng bệnh nấm da đầu.
- Trước tiên, việc giữ gìn vệ sinh da đầu đúng cách là điều cần thiết để bảo vệ da đầu của bạn trước nguy cơ tạo điều kiện cho các loại nấm gây bệnh phát triển. Ví dụ, quá trình gội đầu không cào gãi mạnh khiến da đầu bị xây xước, phải xả nước sạch nhiều lần, hạn chế gội đầu quá nhiều bằng các chất gội đầu với độ tẩy gàu cao. Đi kèm với đó, luôn làm khô tóc sau khi gội hay lúc về nhà khi trời mưa làm ướt tóc. Đồng thời, hạn chế đội mũ quá chật cũng như đội với thời gian quá lâu khiến tóc bị ẩm.
Gội đầu sạch sẽ, đúng cách, làm khô tóc sau khi gội để phòng ngừa nấm da đầu
- Không nên sử dụng chung các đồ dùng cá nhân của người khác như khăn, lược, mũ,... nhằm hạn chế nguy cơ lây bệnh từ những người xung quanh.
- Hạn chế việc tiếp xúc với thú nuôi bị bệnh cũng là một cách giúp bạn phòng tránh nấm da đầu. Bởi những động vật này có thể là nguồn lây nhiễm bệnh cho bạn và gia đình. Đồng thời, với thú nuôi nghi nhiễm nấm, cần đưa đến bệnh viện thú y để khám và điều trị tránh lây lan sang người.
- Nên ăn nhiều rau quả, bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, cung cấp đủ nước cho cơ thể, hạn chế sử dụng rượu bia, cũng như tránh bị căng thẳng.
Qua bài viết trên đây, bạn đọc đã được cung cấp những thông tin liên quan đến nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa tình trạng bệnh lý nấm da đầu. Thông qua đó, bạn có thể tham khảo trong quá trình phòng ngừa hay điều trị để không còn cảm thấy tự ti khi gặp phải tình trạng bệnh này.
Trường hợp cần được tư vấn thêm về bệnh nấm da đầu hay các vấn đề sức khỏe khác, quý khách hãy gọi ngay đến tổng đài: 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC để được hỗ trợ.
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/nam-da-dau-nguyen-nhan-do-dau-cach-dieu-tri-va-phong-ngua-a19080.html