Calcium chiếm 1,5% - 2% trọng lượng cơ thể, trong đó 99% lượng calci của cơ thể được trữ trong xương và 1% còn lại nằm trong máu, cơ và các mô khác. Vậy calcium là gì? Liều lượng hàng ngày mà cơ thể cần là bao nhiêu?
Calcium (hay calci) là khoáng chất cực kỳ quan trọng giúp xương và răng khỏe mạnh, đồng thời cần thiết cho hoạt động co cơ, dẫn truyền thần kinh, giải phóng hormone và đông máu. Ngoài ra, nồng độ calci cần thiết cho quá trình trao đổi chất khác nhau. (1)
Duy trì lượng calci trong cơ thể (để tránh hạ calci máu hoặc tăng calci máu) phụ thuộc vào: chế độ ăn uống bổ sung calci, hấp thu từ đường tiêu hoá và bài tiết từ thận.
Để thực hiện các chức năng quan trọng, cơ thể sẽ giữ một lượng calci ổn định trong máu và các mô. Nếu nồng độ trong máu giảm xuống quá thấp, hormone tuyến cận giáp (PTH) sẽ báo hiệu cho xương giải phóng calci vào máu. Hormone này cũng có thể kích hoạt vitamin D để cải thiện sự hấp thu trong ruột. Đồng thời, PTH báo hiệu thận tiết ra ít hơn trong nước tiểu. Khi cơ thể nạp đủ, một loại hormone khác gọi là calcitonin sẽ làm giảm lượng calci trong máu bằng cách ngăn calci giải phóng từ xương và báo hiệu cho thận loại bỏ nhiều calci hơn qua nước tiểu.
Calcium đóng nhiều vai trò khác nhau trong cơ thể như:
Khoảng 99% calci trong cơ thể con người nằm trong xương và răng. Calcium rất cần thiết cho sự phát triển, tăng trưởng và duy trì xương chắc khỏe. Khi trẻ lớn lên, calci góp phần vào sự phát triển của xương. Ở độ tuổi trưởng thành khi cơ thể ngừng phát triển, calci tiếp tục giúp duy trì mật độ xương và làm chậm quá trình mất xương, đây là một phần tự nhiên của quá trình lão hoá.
Phụ nữ đã trải qua thời kỳ mãn kinh có thể bị suy giảm mật độ xương với tốc độ cao hơn so với nam giới hoặc người trẻ tuổi. Phụ nữ sau tuổi mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn.
Calci giúp điều hòa sự co cơ. Khi dây thần kinh kích thích cơ bắp, cơ thể sẽ tiết ra canxi. Lúc này, sẽ giúp các protein trong cơ thực hiện công việc co bóp. Khi cơ thể giải phóng khỏi cơ, cơ sẽ thư giãn.
Calci đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Quá trình đông máu phức tạp và có một số giai đoạn liên quan đến một loạt các hoá chất, trong đó có calci. Ngoài ra, canxi còn tham gia duy trì hoạt động của cơ tim, calci làm giãn cơ trơn bao quanh mạch máu.
Cơ thể không thể tự sản xuất calci, vì vậy chúng ta cần bổ sung lượng calci thông qua chế độ ăn uống. Nguồn thực phẩm giàu calci có trong các sản phẩm từ sữa, rau họ cải xanh và thực phẩm tăng cường canxi như nước trái cây và ngũ cốc. Calci cũng có sẵn dưới dạng thực phẩm bổ sung. Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ canxi từ đường tiêu hóa. Điều quan trọng, bạn phải có đủ cả calci và vitamin D để hỗ trợ sức khỏe tối ưu. (2)
Trong một chế độ ăn cân bằng, mỗi ngày bạn nhận được khoảng 1000mg canxi từ nguồn thức ăn và khoảng 200mg/ngày được cơ thể tiết vào đường tiêu hoá qua đường mật và bài tiết qua tiêu hoá khác.
Tùy thuộc vào nồng độ hormon tuyến cận giáp (PTH) và vitamin D hoạt động trong tuần hoàn mà mỗi ngày cơ thể bạn dung nạp khoảng 200-400mg canxi được hấp thu vào ruột mỗi ngày, số còn lại sẽ được đào thải ra bên ngoài theo phân. Cân bằng calci là nhờ duy trì qua bài tiết tại thận khoảng 200mg/ngày, phụ thuộc vào nồng độ PTH và calcitonin.
Cả nồng độ canxi ngoài tế bào và trong tế bào được điều hòa chặt chẽ bởi kênh vận chuyển calci 2 chiều qua màng tế bào và cơ quan trong tế bào như mạng lưới nội sinh chất, ty thể….
Cơ thể nhận quá ít calcium có thể gây ra một số tình trạng như:
Hấp thụ quá nhiều canxi có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư tuyến tiền liệt. Nồng độ canxi trong máu và nước tiểu cao có thể gây ra trương lực cơ kém, suy giảm chức năng thận, nồng độ phosphat thấp, táo bón, buồn nôn, sụt cân, cực kỳ mệt mỏi, thường xuyên đi tiểu, nhịp tim bất thường và nguy cơ tử vong do tim cao. Tuy nhiên, lượng canxi trong máu và nước tiểu cao thường do các vấn đề sức khỏe như nồng độ hormone thay đổi do tuyến cận giáp hoặc ung thư, chứ không phải do lượng calci nạp vào cơ thể quá nhiều. (3)
Một số nhóm người cần bổ sung thêm calci cho cơ thể bao gồm:
Nhu cầu của cơ thể sẽ thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính. Bảng dưới đây liệt kê lượng calci trung bình hàng ngày cần bổ sung cho cơ thể được bác sĩ khuyến nghị. (5)
Độ tuổiLượng calcium (mg) Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi 200 Trẻ sơ sinh từ 7 - 12 tháng tuổi 260 Trẻ từ 1 - 3 tuổi 700 Trẻ từ 4 - 8 tuổi 1000 Thanh thiếu niên từ 9 - 13 tuổi 1300 Người trưởng thành từ 19 - 50 tuổi 1300 Nam giới từ 51 - 70 tuổi 1000 Nữ giới từ 51 - 70 tuổi 1200 Người cao tuổi từ 70 tuổi trở lên 1200 Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú 1000Có hai dạng chính thường được dùng trong chế phẩm là calci cacbonat và calci citrate. Mỗi loại đều có ưu điểm và khuyết điểm:
Các loại chế phẩm bổ sung calcihiện nay:
Một số lời khuyên để bạn lựa chọn và bổ sung calcium an toàn và hiệu quả:
Khoa Nội tiết - Đái tháo đường, BVĐK Tâm Anh TP.HCM quy tụ các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành, kết hợp cùng hệ thống y tế hiện đại đạt chuẩn quốc tế để lên phác đồ trị liệu phù hợp nhất với từng ca bệnh khác nhau, giúp người bệnh hoàn toàn an tâm trong suốt quá trình thăm khám và điều trị bệnh.
Thông qua bài viết, hy vọng độc giả đã hiểu Calcium là gì và công dụng đối với cơ thể. Thiếu calci làm phát sinh rất nhiều vấn đề cho sức khỏe, vì vậy chúng ta cần lưu ý chế độ ăn uống, kết hợp tăng cường các hoạt động thể chất để cơ thể hấp thụ tốt hơn.
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/calcium-la-gi-lieu-luong-bao-nhieu-la-du-va-tot-cho-co-the-a19060.html