Cho con bú có thể làm giảm khả năng thụ thai nhưng không có nghĩa là phụ nữ sẽ không thể mang thai trong thời gian này. Dù trong thời gian này kỳ kinh nguyệt có thể chưa xảy ra nhưng quá trình rụng trứng sẽ có thể xảy ra trước. Chính vì thế nếu không áp dụng biện pháp tránh thai an toàn, bạn vẫn có thể dính bầu.
Phụ nữ đang cho con bú vẫn có thể mang thai
Thông thường, những bà mẹ cho con bú thì sau khoảng 4 đến 6 tháng sẽ xuất hiện tình trạng kinh nguyệt hoặc cũng có những trường hợp xuất hiện muộn hơn và đây là thời điểm mà các bà mẹ có thể mang thai trở lại. Đối với những bà mẹ không cho con bú, tình trạng kinh nguyệt, rụng trứng sẽ xuất hiện sớm hơn, trong khoảng thời gian từ 6 đến 10 tuần sau sinh.
Với câu hỏi “đang cho con bú dùng que thử thai có chính xác không”, câu trả lời là kết quả của que thử thai có thể không đúng. Cụ thể như sau:
- Trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 tuần sau sinh, cơ thể sản phụ vẫn tồn tại lượng beta Hcg của thai kỳ trước. Do đó, nếu sử dụng que thử thai thì kết quả vẫn có thể đạt 2 vạch dù mẹ bỉm không hề mang thai. Như vậy, kết quả của que thử thai có thể không chính xác.
Kết quả của que thử thai có thể không đúng với mẹ bầu đang cho con bú
- Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng có thể làm ảnh hưởng đến kết quả của que thử thai đó là:
+ Sử dụng que thử thai kém chất lượng, đã hết hạn,…
+ Phụ nữ đang sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc an thần hoặc một số loại thuốc khác.
+ Phụ nữ đang mắc u nang buồng trứng.
+ Uống nước quá nhiều trước khi thử thai
Nếu mang thai trong giai đoạn đang cho con bú, bạn có thể nhận thấy một số triệu chứng sau:
- Trẻ bỏ bú: Khi mang thai nội tiết tố của mẹ thay đổi nhiều và có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Do đó, bé không còn thích bú sữa mẹ như lúc đầu, giảm dần mức độ bú.
Căng tức ngực có thể là dấu hiệu mang thai
Một số biểu hiện mang thai là:
- Ngực bị căng tức và đau nhức: Tình trạng đau tức ngực khi mang thai có thể là triệu chứng của tắc tia sữa nhưng cũng có thể là biểu hiện khi mang thai.
- Mệt mỏi: Sau khi sinh con trong một khoảng thời gian ngắn, mẹ bầu đã có thai sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người mẹ. Chính vì thế mẹ sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, thậm chí là kiệt sức.
- Một số biểu hiện ốm nghén: Chẳng hạn như chán ăn, buồn nôn, khó chịu ở vùng bụng, đầy hơi,…
Mang thai khi đang cho con bú là điều mà các bác sĩ chuyên khoa không khuyến khích vì điều này có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, trong trường hợp mẹ đã lỡ mang thai, cần đi khám để được các bác sĩ tư vấn chi tiết về chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.
Mẹ bầu nên đi thăm khám để có được lời khuyên cụ thể
Một vấn đề khiến nhiều mẹ bầu thắc mắc đó là cho con bú khi mang thai có an toàn không và lo ngại về nguy cơ sảy thai. Nguyên nhân là khi cho con bú, cơ thể người mẹ sẽ sản sinh ra oxytocin. Đây là một loại nội tiết tố có thể gây kích thích khả năng co bóp tử cung. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên lo lắng quá vì lượng hormone này khá thấp và ít có nguy cơ gây hại cho thai nhi.
Bên cạnh đó, trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ cũng sẽ sản sinh ra một số nội tiết tố có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sữa mẹ. Nhưng mẹ cũng không nên lo lắng quá vì nó không hề gây hại cho bé.
Khi vừa mang bầu vừa cho con bú, mẹ cũng nên đặc biệt chú ý đến vấn đề dinh dưỡng. Lúc này, mẹ cần chú ý những điều sau:
- Trong 3 tháng đầu tiên, tùy theo cơ địa của mỗi mẹ bầu cần điều chỉnh khẩu phần ăn cho phù hợp.
- Trong thời gian mang bầu, mẹ nên bổ sung một số dinh dưỡng thiết yếu dưới đây:
+ Axit folic: Đây là dưỡng chất cần thiết để phòng ngừa dị tật ống thần kinh thai nhi. Mẹ có thể bổ sung bằng viên uống hoặc bổ sung qua các loại thực phẩm như bông cải xanh, ngũ cốc nguyên hạt, rau chân vịt,…
+ Sắt: Các bà mẹ mang thai nên bổ sung sắt để hạn chế nguy cơ thiếu máu thiếu sắt. Mẹ bầu có thể bổ sung bằng viên uống hoặc bổ sung qua một số loại thực phẩm trong chế độ ăn hàng ngày.
+ Iod: Giúp thai nhi phát triển tốt cả về thể chất và não bộ. Tuy nhiên, với những trường hợp có vấn đề về tuyến giáp thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
+ Vitamin D: Mẹ có thể tắm nắng mỗi ngày để bổ sung vitamin D cho cơ thể. Hoặc có thể bổ sung vitamin D theo liều lượng chỉ định của bác sĩ.
+ Bên cạnh đó, mẹ cần lưu ý, không nên ăn quá nhiều mà nên ăn khoa học, đồng thời cần uống nhiều nước mỗi ngày.
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc: “Đang cho con bú dùng que thử thai có chính xác không”. Mẹ bầu cần tìm hiểu thêm có thể liên hệ với các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được tư vấn cụ thể.
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/bac-si-tu-van-dang-cho-con-bu-dung-que-thu-thai-co-chinh-xac-khong-a19024.html