Sốt là khi thân nhiệt của cơ thể tăng lên cao hơn mức bình thường. Việc cần nhập viện do sốt cao phụ thuộc vào nhiều yếu tố như triệu chứng, nguyên nhân gây sốt và tình trạng sức khỏe tổng thể. Vậy sốt bao nhiêu độ là cao và khi nào thì cần phải nhập viện để điều trị sốt cao?
Sốt là tình trạng thân nhiệt tăng cao hơn so với mức bình thường hàng ngày của một người. Điều này xảy ra khi vùng điều nhiệt (nằm ở dưới đồi) hoạt động ở nhiệt độ cao hơn bình thường, thường là để đối phó với một nhiễm trùng.
Vùng dưới đồi, một phần của não, chịu trách nhiệm điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể. Khi mọi thứ trong cơ thể ổn định, vùng dưới đồi sẽ duy trì ở nhiệt độ cơ thể bình thường. Sốt xảy ra khi vùng dưới đồi được đặt ở mức nhiệt độ cao hơn bình thường, thường là do có pyrogens trong máu.
Pyrogens có thể từ bên ngoài (như chất độc từ vi rút hoặc vi khuẩn) hoặc từ bên trong cơ thể (như các hóa chất bất thường từ khối u hoặc các protein do hệ thống miễn dịch phản ứng). Khi sốt, hệ miễn dịch tăng cường hoạt động, bao gồm tăng sản xuất thực bào và kháng thể. Tuy nhiên, cần phải can thiệp đúng lúc trong một số trường hợp như khi có sốt quá cao (hơn 41 độ C) hoặc khi có các vấn đề y tế khác như thiếu máu cơ tim, phụ nữ mang thai hay tiền căn động kinh.
Để biết về sốt bao nhiêu độ là cao, trước tiên chúng ta cần biết thân nhiệt bao nhiêu được gọi là sốt?
Thông thường, nhiệt độ cơ thể thay đổi theo từng vùng khác nhau. Nếu đo ở miệng trên 37,5 độ C hoặc ở hậu môn trên 38 độ C thì được coi là sốt nhưng mức nhiệt độ này chưa phải là nguy hiểm. Ngoài ra, có một số trường hợp không phải là sốt nhưng vẫn làm nhiệt độ cơ thể tăng cao, chẳng hạn như:
Một số dấu hiệu nhận biết cơn sốt bao gồm:
Có nhiều nguyên nhân gây ra sốt, nhất là nhiễm khuẩn, nhiễm virus, dị ứng,... Đôi khi, chỉ dựa vào nhiệt độ cơ thể tăng cao thì không đủ để xác định chính xác liệu có bị sốt hay không mà cần xem xét các triệu chứng liên quan đi kèm.
Để xác định mức độ sốt của bệnh nhân có nguy hiểm hay không và khi nào cần đến bệnh viện, cần xem xét độ tuổi, triệu chứng và bệnh nền của họ.
Sốt ở trẻ em thường nghiêm trọng hơn do cơ thể của trẻ dễ bị tổn thương bởi sốt. Phụ huynh nên đưa trẻ đi khám ngay nếu trẻ sốt trên 38.5 độ C và có một trong những triệu chứng hoặc yếu tố liên quan dưới đây:
Người trưởng thành có sức đề kháng và hệ miễn dịch tốt hơn trẻ em, nhưng sốt cao cũng có thể gây nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Các trường hợp người lớn sốt cao cần sự hỗ trợ từ bác sĩ bao gồm:
Cách xử trí khi bệnh nhân đang lên cơn sốt:
Điều trị tích cực nguyên nhân gây sốt là giải pháp cơ bản hạ sốt. Ví dụ, đối với sốt do truyền nhiễm, nên chọn thuốc theo nguồn lây nhiễm; bệnh nhân bị mất nước nên tích cực bù nước,... Đối với sốt truyền nhiễm, bản thân sốt là một trong những biểu hiện của hệ thống miễn dịch của cơ thể đang loại bỏ nguồn lây nhiễm. Trừ khi sốt cao và bệnh nhân không khỏe, thường không cần vội vàng sử dụng thuốc hạ sốt và các loại thuốc khác.
Nếu thân nhiệt không quá 39 độ C:
Nếu thân nhiệt từ 39 độ C trở lên:
Bài viết trên đây của Nhà thuốc Long Châu đã giải đáp về thắc mắc sốt bao nhiêu độ là cao. Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm chống lại nhiễm trùng và bệnh tật, tuy nhiên, sốt cao có thể trở nên nguy hiểm và cần được xử lý kịp thời. Trong trường hợp sốt cao không giảm sau khi sử dụng các biện pháp hạ sốt tại nhà, bạn nên tìm đến sự hỗ trợ của các chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn cho bản thân.
Nếu bạn có tình trạng sốt cao trên 40.5 độ kéo dài kèm các vấn đề sức khỏe khác như nhức đầu, đau cơ, sưng hạch bạch huyết thì đừng xem nhẹ, vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh sốt xuất huyết. Hãy nhanh chóng đăng ký tiêm vắc xin sốt xuất huyết sớm nhất tại Long Châu để phòng ngừa bệnh hiệu quả!
Xem thêm:
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/sot-bao-nhieu-do-la-cao-cach-xu-tri-khi-sot-cao-a18997.html