Són tiểu khi mang thai là hiện tượng phổ biến thường gặp ở mẹ bầu, nhất là vào những tháng cuối thai kỳ. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng són tiểu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc, tâm lý và chất lượng sống của mẹ bầu.
Hiểu được lo lắng đó, ThS.BS Nguyễn Thị Thanh Tâm, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM đã có những chia sẻ chi tiết về chứng són tiểu khi mang thai, giúp mẹ bầu có thêm kiến thức trong chăm sóc và tận hưởng trọn vẹn niềm hạnh phúc trong thai kỳ.
Són tiểu khi mang thai là tình trạng xảy ra khi mẹ bầu cảm thấy vùng kín của mình bị ướt do rò rỉ nước tiểu mỗi khi cười, ho, hắt hơi, tập thể dục, nâng vật nặng hoặc cúi người xuống. Những dấu hiệu này còn được gọi là tiểu không kiểm soát hay tiểu không tự chủ. (1)
Lý giải điều này, ThS.BS Nguyễn Thị Thanh Tâm, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết vùng cơ đáy chậu phải căng ra trong suốt thai kỳ để nâng đỡ bụng bầu và thai nhi. Trọng lượng thai nhi ngày một to hơn, áp lực bụng bầu nặng hơn khiến cơ đáy chậu thay đổi, khi mẹ bầu ho hoặc cúi người xuống sẽ làm thay đổi hoạt động của đường dẫn nước tiểu. Kết quả là nước tiểu bị rò rỉ ra bên ngoài không theo ý muốn.
Thống kê cho thấy, tỷ lệ són tiểu trong thai kỳ là 34,4%, thường gặp nhất là són tiểu do áp lực chiếm 48% và són tiểu gấp chiếm 41%. Khoảng 68,8% mẹ bầu than phiền vì són tiểu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu không được chăm sóc và can thiệp điều trị hiệu quả, các triệu chứng són tiểu sẽ tăng lên và kéo dài nhiều tuần sau sinh. (2)
Bác sĩ Thanh Tâm cho biết, ở 3 tháng đầu thai kỳ (tam cá nguyệt thứ nhất), việc đi tiểu thường xuyên là một trong những dấu hiệu của việc mang thai. Chính sự thay đổi lượng hormone trong cơ thể khiến tăng lượng nước tiểu, đồng thời tử cung mở rộng gây áp lực lên bàng quang. Vì vậy, hiện tượng són tiểu khi mang thai 3 tháng đầu là hoàn toàn bình thường.
Ở 3 tháng thai kỳ tiếp theo (tam cá nguyệt thứ hai), những biểu hiện của són tiểu ở thai phụ sẽ giảm đi bởi tử cung đã lớn hơn và di chuyển lên vị trí cao hơn, tránh xa và ít gây áp lực lên bàng quang. Do đó, mẹ bầu ít đi tiểu hơn. Tuy nhiên, thai phụ bắt đầu thích nghi với thai kỳ nên ăn uống dễ chịu hơn, dinh dưỡng được chú ý hơn dẫn đến tăng cân, khối lượng thai, nhau, ối, tử cung cũng lớn hơn khiến áp lực đè lên sàn chậu tăng, chớm xuất hiện các biểu hiện của són tiểu, thậm chí sa tử cung trong thai kỳ.
Bước vào 3 tháng cuối thai kỳ (tam cá nguyệt thứ ba), thai nhi được đẩy xuống thấp hơn ở khung chậu để chuẩn bị bước vào quá trình chuyển dạ và sinh nở. Việc này sẽ làm tăng áp lực lên bàng quang, khiến mẹ bầu đi tiểu nhiều trở lại. Đó chính là lý do tại sao nhiều mẹ bầu bị són tiểu tăng lên và nặng hơn khi mang thai tháng cuối.
Tình trạng són tiểu khi mang bầu thường gặp nhất là tiểu không kiểm soát do áp lực (Stress Incontinence). Nghĩa là tình trạng làm tăng áp ổ bụng lên bàng quang, trong khi mẹ bầu không thể kiểm soát được sự tăng áp lực khiến cơ bàng quang không hoạt động tốt, không thể giữ nước tiểu lâu dẫn đến bị rò rỉ ra bên ngoài, cơ thắt niệu đạo ở cổ bàng quang cũng suy yếu trong việc kìm giữ nước tiểu.
Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khi mang thai có thể ảnh hưởng đến niêm mạc bàng quang và niệu đạo của mẹ bầu, dễ phát triển thành các biểu hiện của són tiểu khi mang thai.
Són tiểu khi mang thai cũng có thể là hậu quả của việc bàng quang hoạt động quá mức. Cơ vòng thắt đường ra của bàng quang là một cấu trúc cơ nằm ở cổ bàng quang, có vai trò kiểm soát dòng chảy của nước tiểu. Khi mang thai, tử cung sẽ lớn đè ép gây áp lực lên bàng quang. Các cơ ở cơ vòng bàng quang và cơ sàn chậu có thể bị quá tải khi có tăng áp lực từ trong ổ bụng lên các cấu trúc này. Khi mẹ bầu ho hoặc hắt hơi tăng thêm áp lực tác động lên bàng quang, và cơ thắt niệu đạo khiến nước tiểu rò rỉ khỏi bàng quang.
Sau sinh nở, tình trạng són tiểu vẫn có thể tiếp tục tăng lên bởi quá trình mang thai, sinh nở đã làm suy yếu cơ sàn chậu, làm tổn thương các dây thần kinh kiểm soát bàng quang. Nhiều trường hợp phụ nữ sau sinh bị sa các tạng vùng chậu, các cơ quan như bàng quang, tử cung, âm đạo, trực tràng, ruột non… bị đẩy khỏi vị trí bình thường, nhô ra phía ngoài âm đạo, gây nên tình trạng tiểu không thể kiểm soát.
Xem thêm: Các rối loạn sàn chậu thường gặp
Ngoài ra, mẹ bầu có thể mắc phải những cơn són tiểu thoáng qua (són tiểu tạm thời) do nhiễm trùng đường tiết niệu, chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, thiếu chất xơ gây táo bón khiến mẹ bầu rặn tăng áp lực ổ bụng, hoặc đang sử dụng thuốc điều trị gặp tác dụng phụ.
Thống kê cho thấy, khoảng 30-40% trường hợp phụ nữ không điều trị hiệu quả nhiễm trùng đường tiết niệu trước khi mang thai sẽ phát triển thành các triệu chứng són tiểu khi mang bầu. Tiểu không kiểm soát khi mang thai là một hệ quả của nhiễm trùng tiểu. (3)
Phụ nữ vốn có bàng quang hoạt động quá mức có thể tiến triển thành các triệu chứng són tiểu khi mang thai. Ngoài ra, mẹ bầu có nguy cơ són tiểu cao hơn nếu có một trong các yếu tố nguy cơ, bao gồm:
Phân biệt các loại són tiểu thường gặp ở mẹ bầu như sau:
Dấu hiệu giúp mẹ bầu nhận biết tình trạng són tiểu chính là việc không thể kiểm soát được lượng nước tiểu rò rỉ ra bên ngoài. Đó có thể là cảm giác cần đi tiểu gấp, đi tiểu nhiều lần trong ngày nhưng lượng nước tiểu thải ra ở mỗi lần không nhiều, tiểu đêm, bị rò rỉ nước tiểu giữa các lần đi vệ sinh hoặc rò rỉ nước tiểu ra ngoài quần mỗi lần cười, ho, hắt hơi… gây mùi khai, khiến mẹ bầu phải thay quần nhiều lần. (4)
Xem thêm: Són tiểu ở phụ nữ
Bị són tiểu khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không là thắc mắc chung của hầu hết mẹ bầu khi có triệu chứng. Bác sĩ Thanh Tâm cho biết, mặc dù són tiểu không nguy hiểm như nhiều biến chứng thai kỳ khác nhưng có thể gây phiền toái và khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của mẹ bầu.
Việc bị rò rỉ nước tiểu ra bên ngoài không theo ý muốn có thể khiến việc sinh hoạt hàng ngày và công việc của mẹ bầu gặp nhiều khó khăn. Mẹ bầu luôn phải ở gần nhà vệ sinh để tiểu kịp, hoặc phải thay quần nhiều lần nếu nước tiểu rơi ra quần gây mùi khai khó chịu.
Theo các bác sĩ Sản khoa, mẹ bầu không đảm bảo giấc ngủ, không ngủ đủ 8 tiếng/ngày ở những tháng cuối thai kỳ có nguy cơ sinh khó, buộc phải sinh mổ cũng như quá trình sinh nở diễn ra lâu hơn.
Việc đi tiểu nhiều lần, đi tiểu đêm thường xuyên… có thể khiến mẹ bầu rơi vào tình trạng mất ngủ, dễ bị kiệt sức, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ bầu lẫn thai nhi.
Nếu mẹ bầu thường xuyên lo lắng về cơn tiểu gấp, sợ rò rỉ nước tiểu ra bên ngoài có thể ảnh hưởng đến tâm lý, nhiều nguy cơ tăng nhịp tim, tăng huyết áp, tăng nguy cơ sinh non, sảy thai…
“Chính vì thế, ngay khi nhận thấy những biểu hiện của són tiểu khi mang thai, mẹ bầu cần thông báo ngay cho bác sĩ Sản khoa để được thăm khám, theo dõi và chăm sóc sức khỏe thai kỳ tốt, giải quyết triệt để tình trạng khó chịu do són tiểu gây ra, giúp mẹ bầu vui vẻ tận hưởng thai kỳ”, bác sĩ Thanh Tâm khuyến cáo.
Bác sĩ Thanh Tâm cho biết, hầu hết các triệu chứng són tiểu khi mang thai tháng cuối và sau sinh sẽ biến mất theo thời gian. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng này không tự biến mất trong vòng 1-3 tháng sau sinh mà ngày càng gia tăng, hoặc các triệu chứng gây khó chịu và phiền toái, ảnh hưởng đến các sinh hoạt hàng ngày và chất lượng sống, mẹ bầu nên thăm khám sớm để được can thiệp điều trị, chăm sóc tốt hơn.
Khi thăm khám, mẹ bầu nên ghi lại nhật ký đi vệ sinh của mình, chẳng hạn lượng nước uống vào mỗi ngày, tần suất đi tiểu trong ngày, lượng nước tiểu ở mỗi lần đi vệ sinh, mức độ xảy ra tình trạng rò rỉ nước tiểu, thời điểm xảy ra són tiểu…
Để đánh giá chính xác tình trạng són tiểu, cũng như loại trừ trường hợp mẹ bầu mắc bệnh lý nghiêm trọng khác, bác sĩ có thể chỉ định mẹ bầu thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng để đánh giá chức năng bàng quang như: Xét nghiệm nước tiểu: Phân tích mẫu nước tiểu để tìm dấu vết bệnh nhiễm trùng đường tiểu hoặc bất thường khác nếu có.
Để có thể cải thiện hiệu quả tình trạng són tiểu, mẹ bầu nên:
Bác sĩ Thanh Tâm cho biết, các triệu chứng của són tiểu khi mang thai sẽ tự biến mất trong khoảng vài ngày đến vài tuần sau khi sinh. Tuy nhiên, một số trường hợp són tiểu vẫn có thể tiếp tục hoặc có thể tồi tệ hơn. Lúc này, chị em có thể kiểm soát bằng các biện pháp đầu tiên như tập Kegel, tập thể dục điều độ và giảm cân.
Các bài tập Kegel cho bà bầu được chứng minh có tác dụng rõ rệt trong kiểm soát triệu chứng tiểu không kiểm soát. Nhóm bài tập này sẽ giúp thắt chặt và tăng cường cơ sàn chậu, cải thiện chức năng của niệu đạo và cơ vòng trực tràng.
Phương pháp để tìm ra cơ Kegel đơn giản là chị em có thể ngồi xổm trên bồn cầu và bắt đầu đi tiểu, sau đó ngưng tiểu giữa dòng. Cơ sử dụng để ngăn dòng nước tiểu chính là cơ Kegel. Hoặc chị em có thể đưa ngón tay vào âm đạo, cố gắng làm cho các cơ xung quanh ngón tay chặt hơn, đó là vị trí của các cơ Kegel.
Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn các bài tập phù hợp thể trạng cơ thể, cũng như được hướng dẫn cách thực hiện bài tập đúng để phát huy được hiệu quả tập luyện. Kiên trì thực hiện bài tập Kegel, chị em sẽ thấy hiệu quả cải thiện rõ rệt sau 4-6 tuần.
Để quá trình mang thai của mẹ bầu được an nhàn và khỏe mạnh, Trung tâm Sản Phụ khoa Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cung cấp đa dạng dịch vụ thai sản như thai sản trọn gói, sinh con trọn gói, thai sản theo yêu cầu… với nhiều quyền lợi hấp dẫn. Mẹ bầu được thăm khám và chăm sóc thai kỳ kỹ lưỡng bởi các chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, theo dõi thai kỳ bởi hệ thống máy móc siêu âm hiện đại như siêu âm 3D, 4D, siêu âm màu Doppler, máy siêu âm Voluson E10 thế hệ mới nhất…
Đặc biệt, Trung tâm Sản Phụ khoa còn quy tụ đội ngũ chuyên gia Sàn chậu hàng đầu, trực tiếp thăm khám, tư vấn và hướng dẫn mẹ bầu, phụ nữ sau sinh, phụ nữ mãn kinh… các bài tập sàn chậu cũng như phương pháp điều trị dứt điểm “căn bệnh khó nói”, giúp phụ nữ sống vui khỏe và hạnh phúc hơn.
Để được tư vấn và đặt lịch hẹn với các chuyên gia tại Trung tâm Sản Phụ khoa Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, chị em vui lòng liên hệ đến:
Biểu hiện của són tiểu khi mang thai có thể khác nhau ở mỗi mẹ bầu. Nếu tình trạng này khiến mẹ lo lắng, mẹ bầu có thể liên hệ Trung tâm Sản Phụ khoa Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được các chuyên gia hàng đầu thăm khám và tư vấn, giúp mẹ an tâm tận hưởng thai kỳ trọn vẹn!
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/son-tieu-khi-mang-thai-nguyen-nhan-bieu-hien-va-cach-dieu-tri-a18972.html