Nước mía là loại nước giải khát mát lành, rất phổ biến trong những ngày nóng bức. Thế nhưng, đối với các bà đẻ cần kiêng cữ nhiều thứ thì liệu sau sinh có được uống nước mía không?
Chắc hẳn có rất nhiều mẹ sau sinh thắc mắc, nhất là những người làm mẹ lần đầu: bà đẻ có được uống nước mía không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết sau đây và tìm hiểu ngay những ích lợi của việc uống nước mía sau sinh nhé!
Trước khi biết được mẹ sau sinh có uống nước mía được không, cùng tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của nước mía.
Mía là cây nông nghiệp rất phổ biến ở Việt Nam, được người dân tiêu thụ quanh năm, đặc biệt nhiều vào mùa hè. Nước mía chứa những thành phần dinh dưỡng như kali, canxi, sắt, magiê, phốt-pho, amino axit, vitamin C, B1, B2, kẽm… Một ly nước mía 250ml có chứa khoảng 180 kcal.
Bên cạnh đó, nước mía cung cấp chất chống oxy hóa tương tự hợp chất flavonoid và polyphenolic, thành phần góp vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sức khỏe tổng quát của người dùng cũng như giảm tình trạng mất cân bằng oxy hóa (stress oxy hóa).
Nghiên cứu cho thấy mất cân bằng oxy hóa là nhân tố gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sản phụ như lạc nội mạc tử cung, sinh non… Tình trạng này còn khiến buồng trứng nhanh lão hóa, giảm khả năng sinh sản và nhiều bệnh lý phụ khoa khác ở phụ nữ. Do đó, phụ nữ nên uống nước mía với lượng vừa phải để cung cấp cho cơ thể chất chống oxy hóa.
Nếu bạn vẫn còn băn khoăn rằng: Bà đẻ sau sinh có được uống nước mía không? Uống nước mía có tốt không?, Hello Bacsi mời bạn tìm hiểu ngay câu trả lời thông qua 3 tác dụng kì diệu của thức uống này đối với sức khỏe của mẹ sau sinh nhé!
Với thắc mắc sau sinh có uống nước mía được không, lời đáp là mẹ bỉm hoàn toàn có thể sử dụng nước mía trong thời kỳ cho con bú. Nguyên nhân là vì sau sinh là lúc cơ thể cần nạp đủ lượng calorie để chăm sóc và cho bé bú sữa.
Theo khuyến cáo, khi nuôi con bằng sữa mẹ, các chị em cần lượng calorie từ 2,300 - 2,500 calo/ngày. Nước mía giàu calo nên sẽ là nguồn cung cấp thêm calo cho mẹ. Bạn có thể tính toán để bổ sung các thực phẩm giàu calo sao cho lượng calo tiêu thụ mỗi ngày không thừa mà cũng không thiếu.
Phụ nữ sau sinh có được uống nước mía không? Nếu bạn muốn giảm cân sau sinh hiệu quả thì nước mía là một sự lựa chọn bạn có thể cân nhắc đến. Nước mía rất giàu chất xơ tiêu hóa, hỗ trợ ngăn ngừa mỡ tích tụ ở vùng bụng, đồng thời tạo ra cảm giác no để bạn tránh ăn vặt, ăn quá nhiều và tăng cân.
Chất xơ là nhân tố cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa của bạn, hỗ trợ ngăn ngừa táo bón sau sinh, giúp đường ruột tiêu hóa và hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng. Tính kiềm của nước mía còn có công dụng tạo ra môi trường lý tưởng để đốt cháy lượng mỡ thừa.
[embed-health-tool-ovulation]
Phụ nữ là đối tượng có nguy cơ loãng xương cao hàng đầu. Sau thời kỳ mang thai và sinh đẻ, bạn lại cần cung cấp đủ lượng canxi để em bé bú sữa mẹ cũng nhận được đủ canxi cho xương chắc khỏe.
Trước lúc mật độ xương ở người phụ nữ giảm dần khi bước vào độ tuổi tiền mãn kinh, bạn cần bổ sung canxi cho cơ thể ở mức vừa phải mỗi ngày. Trong nước mía có chứa lượng canxi, sắt, kẽm, kali và magiê dồi dào. Nhờ đó, nước mía giúp xương thêm chắc khỏe, phòng ngừa bệnh loãng xương.
Vì nước mía là loại nước uống chứa đường, vì thế mẹ nên cẩn thận lượng nạp vào cơ thể để tránh gây hại cho bé nhé! Khi mẹ uống quá nhiều nước mía, trẻ sơ sinh tiêu thụ lượng đường chứa trong sữa mẹ và điều này hoàn toàn không tốt cho sự phát triển của bé. Theo bài nghiên cứu được đăng tải trên trang web American Journal of Preventive Medicine, đường hoặc chất tạo ngọt sẽ ảnh hưởng đến trí nhớ và làm giảm đi khả năng nhận thức của trẻ.
Nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và sức khỏe, mẹ sau sinh chỉ nên tiêu thụ một lượng vừa phải, khoảng 500ml nước mía mỗi ngày và nên chọn loại mía còn tươi, trực tiếp đi ép lấy nước để đảm bảo vệ sinh. Song song đó, mẹ cũng nên cân bằng chế độ ăn khỏe mạnh để tránh tiêu thụ quá nhiều đường trong 1 ngày. Để biết rõ hơn lượng nước mía mẹ sau sinh nên uống, bạn nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ nhé!
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ mẹ sau sinh có được uống nước mía không, cũng như biết được cách uống nước mía an toàn cho bà đẻ.
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/sau-sinh-co-duoc-uong-nuoc-mia-khong-cach-uong-co-loi-cho-me-va-be-a18953.html