Khi tình trạng đi ngoài của trẻ không cải thiện sau khi áp dụng các biện pháp chữa trị không dùng thuốc, bố mẹ sẽ cần cân nhắc đến việc sử dụng thuốc điều trị. Bạn hãy tham khảo các loại thuốc tiêu chảy cho bé được giới thiệu trong bài viết này để có thêm lựa chọn tham khảo khi đang tìm kiếm một loại thuốc hiệu quả nhất.
Trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì? Oresol là loại dung dịch bù nước và điện giải được dùng trong việc điều trị và dự phòng sự mất nước do bị tiêu chảy. Thuốc có thể dùng được cho cả người lớn và trẻ em. Thành phần thuốc cầm tiêu chảy cho bé Oresol gồm nước, muối natri, muối kali, đường glucose bào chế thành dạng bột hoặc viên sủi.
Cách sử dụng của dung dịch bù nước và điện giải Oresol (hay Hydrite) là cho thuốc vào một lượng nước vừa đủ theo chỉ dẫn trên bao bì. Bạn hãy lưu ý pha đúng liều lượng để phát huy công dụng bù nước hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ gặp tác dụng phụ.
Một số lưu ý mà bạn cần nhớ khi dùng Oresol bao gồm:
Giá tham khảo: 1.350đ/gói.
Thuốc điều trị tiêu chảy cho trẻ Smecta được sản xuất với 2 công dụng chính:
Khi được hấp thụ vào bên trong cơ thể, Smecta giúp thúc đẩy quá trình hồi phục sức khỏe nhanh chóng, cải thiện khuôn phân, làm giảm thiểu lượng phân lỏng thải ra ngoài. Từ đó, cơ thể sẽ được chữa lành, rút ngắn thời gian bị tiêu chảy.
Các bác sĩ chỉ định dùng thuốc Smecta cho người bệnh tiêu chảy cấp, người lớn và trẻ em đều dùng được. Liều dùng thông thường của thuốc là 3 gói mỗi ngày. Khi dùng, bạn cần pha gói thuốc vào khoảng ½ ly nước ấm. Trong trường hợp dùng cho trẻ dưới 2 tuổi thì phụ huynh cần thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Giá tham khảo: 4.100đ/gói.
Thuốc tiêu chảy cho bé Loperamide được dùng cho các trường hợp bị tiêu chảy cấp, tiêu chảy khi đi du lịch. Công dụng của thuốc là giảm tiết dịch đường tiêu hóa, giảm nhu động ruột, giảm lượng nước trong phân. Nhờ đó, kích thước khối phân tăng lên, người bệnh giảm số lần đi ngoài.
Thuốc Loperamide được chỉ định dùng cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi giúp chữa bệnh tiêu chảy. Liều dùng dạng viên nang, viên nén là 4mg sau lần đầu tiên đi ngoài phân lỏng. Sau đó, người bệnh cần uống thêm 2mg sau mỗi lần đi ngoài, không vượt quá 16mg trong 24 tiếng.
Thuốc Loperamide nhìn chung chỉ có công dụng hỗ trợ chữa trị các triệu chứng, không giải quyết được nguyên nhân gây nên tiêu chảy, chẳng hạn như nhiễm trùng. Thuốc cũng không thể thay thế được biện pháp bù nước qua đường uống.
Giá tham khảo: 500đ/ 1 viên.
Thuốc Hidrasec (Racecadotril) được bào chế dưới dạng thuốc bột, công dụng chữa trị tiêu chảy cấp. Nhà sản xuất khuyến cáo đối tượng dùng thuốc là người lớn và trẻ em trên 3 tháng tuổi. Khi đưa vào cơ thể, thành phần Racecadotril sẽ ức chế enzym enkephalinase, qua đó làm bền chất enkephalin giúp giảm tiết dịch khi có hiện tượng tăng tiết, giảm mất dịch chất điện giải, tăng thể tích của phân, nhờ đó hỗ trợ khắc phục hiệu quả chứng tiêu chảy.
Cách sử dụng của thuốc Hidrasec khá đơn giản. Trẻ em nên dùng gói thuốc bột pha uống 10mg hoặc 30mg. Khi cho bé uống, phụ huynh cần trộn thuốc trong thức ăn hoặc hòa tan thuốc trong 2 - 3 muỗng cà phê nước rồi cho con uống. Liều dùng mỗi lần là 1,5mg/kg thể trọng, mỗi ngày 3 lần.
Một số lưu ý khi dùng thuốc tiêu chảy cho bé Hidrasec bao gồm:
Giá tham khảo: 5.600 đồng/gói và 89.600/hộp 16 gói.
Trẻ nhỏ bị tiêu chảy do nhiều nguyên nhân, một trong số đó là do nhiễm khuẩn Salmonella, virus Rotavirus, ký sinh trùng Giardia, bệnh liên quan đến đại tràng hoặc đường tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm. Để nhận biết được các nguyên nhân này thì là một điều khá khó, cần phải được các chuyên gia y tế can thiệp.
Chính vì thế, nếu xác định được nguyên nhân khiến bé tiêu chảy là do nhiễm khuẩn, phụ huynh có thể cho bé uống kháng sinh nếu được bác sĩ chỉ định. Một điều mẹ nên chú ý, nếu tiêu chảy gây ra do các nguyên nhân khác thì dùng kháng sinh là điều không cần thiết. Gia đình không nên tự ý cho trẻ uống để tránh làm tình trạng thêm nghiêm trọng.
Những loại kháng sinh phổ biến thường được dùng để điều trị tiêu chảy ở trẻ có thể kể đến là:
Về liều dùng của các loại kháng sinh, mẹ cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Công dụng của các loại thuốc này là tiêu diệt vi khuẩn gây hại nhưng đồng thời cũng tiêu diệt cả lợi khuẩn. Khi đó sẽ tạo điều kiện để nhân lên vi khuẩn có hại làm mất cân bằng trong hệ vi sinh đường ruột. Điều này khiến cho trẻ dễ đối mặt với một đợt tiêu chảy mới do loạn khuẩn sau khi uống kháng sinh.
Thuốc kẽm được Bộ Y tế khuyến cáo cho trẻ dùng bổ sung khi điều trị tiêu chảy cấp. Loại thuốc này giúp hỗ trợ phục hồi đường tiêu hóa, giảm nguy cơ tái phát bệnh. Song song đó, bổ sung kẽm còn giúp bé ăn ngon, hấp thu dinh dưỡng nhanh hơn. Bé nên được uống kẽm liên tục 10 - 14 ngày hoặc tùy theo chỉ định của bác sĩ.
Việc dùng thuốc điều trị tiêu chảy cho trẻ nhỏ cần được đảm bảo an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Mong rằng những chia sẻ trên về 6 loại thuốc tiêu chảy cho bé đã giúp bố mẹ có thêm nhiều gợi ý tham khảo. Bố mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được chỉ định liều lượng sử dụng thuốc chữa tiêu chảy phù hợp với thể trạng của trẻ nhé!
Xem thêm:
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/top-6-loai-thuoc-tieu-chay-cho-be-ma-me-can-biet-a18762.html