Cảm lạnh là một loại bệnh lý xuất hiện với tình trạng nhiễm trùng hô hấp trên. Bệnh do virus gây ra và có khoảng hơn 200 loại virus khác nhau có nguy cơ xâm nhập vào cơ thể, phát triển sinh sôi và gây ra bệnh cảm lạnh. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, virus gây ra cảm lạnh thường gặp nhất là Rhinovirus.
Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh dựa trên khái niệm bệnh
Bệnh cảm lạnh đặc biệt bị mắc nhiều nhất vào các mùa lạnh hoặc khi thời tiết trở lạnh trong năm vì đây là nhiệt độ thuận lợi để virus gây bệnh sinh sôi, nảy nở và hoành hành.
Cảm cúm cúng là một dạng bệnh lý thông thường, biểu hiện cũng với tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp nhưng có phần nặng hơn cảm lạnh. Bệnh cảm cúm thường được gây ra bởi các virus nhóm A, B hay C, và đặc biệt phổ biến là virus nhóm A và B.
Theo một số các nghiên cứu cho thấy tình trạng cảm cúm có xu hướng phổ biến trong cộng đồng kéo dài từ mùa thu đến mùa xuân và nhất là những tháng mùa đông. Với bệnh cảm cúm, bạn nên tiêm vắc xin phòng ngừa mỗi năm vì hoạt động của chủng virus gây bệnh có sự thay đổi qua mỗi năm.
Cảm cúm có thể khiến người bệnh lâm vào tình trạng nặng hơn như viêm phổi. Việc này thường xảy ra với các đối tượng như trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai hay người có hệ thống miễn dịch yếu,...
Vậy cảm cúm nặng hơn cảm lạnh như thế nào? Việc này sẽ được thể hiện rõ ở triệu chứng cụ thể của từng bệnh.
Triệu chứng của cảm cúm và cảm lạnh khá giống nhau khiến không ít người bị nhầm lẫn và xem thường, bệnh ngày càng tiến triển làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng sức khỏe.
Bạn có thể Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh dựa trên triệu chứng
Với cảm lạnh, các triệu chứng thường gặp như ho, hắt xì, sổ mũi, nghẹt mũi, nhức đầu, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi nhẹ,...
Còn nếu bạn mắc cảm cúm, những dấu hiệu có phần rõ ràng và có phần nặng hơn như: đau đầu, viêm họng, cổ họng bị khô và rát, sốt từ trung bình đến sốt cao, cơ thể mệt mỏi kéo dài nhiều ngày, nghẹt mũi và sổ mũi, phổ biến hơn hết với trẻ em là triệu chứng buồn nôn và nôn.
Tuy các triệu chứng có phần giống nhau nhưng rõ ràng ta thấy cảm cúm có phần nặng hơn cảm lạnh rất nhiều và có nguy cơ dẫn đến tử vong. Vì vậy, bạn tuyệt đối không được chủ quan khi mắc bệnh và cần có biện pháp điều trị thích hợp để không chịu nhiều ảnh hưởng về sau.
Cảm lạnh có thể được điều trị bằng một số loại thuốc như Histamine, Acetaminophen, thuốc giảm đau và thuốc chống viêm đề khắc phục những triệu chứng như nghẹt mũi, đau đầu,...
Cách điều trị cảm cúm và cảm lạnh là khác nhau
Bên cạnh đó, việc cung cấp đầy đủ nước và chất khoáng cho cơ thể là vô cùng quan trọng. Hãy nhớ cung cấp đủ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày, bổ sung vitamin C, vitamin D, các thực phẩm giàu kẽm và chất khoáng giúp giảm triệu chứng và khỏi bệnh rất nhanh.
Tuy nhiên, bệnh cảm lạnh cũng có thể trở nặng, nếu tình trạng bệnh có các dấu hiệu như: bệnh không thuyên giảm sau khoảng một tuần, bị sốt cao kéo dài, viêm xoang, đau rát cổ họng, ho dai dẳng,... thì bạn nên đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời trước khi ảnh hưởng nghiêm trọng hơn.
Với cảm cúm cũng vậy, hãy nhớ uống đủ nước mỗi ngày là rất quan trọng, cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý là một trong những phương pháp thiết yếu để đẩy lùi bệnh.
Có thể khắc phục được các triệu chứng của bệnh cảm cúm bằng cách sử dụng các loại thuốc giảm đau như Ibuprofen hay Acetaminophen và đặc biệt lưu ý tránh dùng Aspirin với đối tượng là trẻ em vì có nguy cơ mắc hội chứng Reye (hội chứng làm sưng gan và não).
Ngoài ra, các loại thuốc có thể được kê đơn khi mắc cảm cúm như Oseltamivir, Zanamivir hay Peramivir. Đây là những loại thuốc còn giúp ngăn ngừa nguy cơ viêm phổi khi mắc cảm cúm.
Tuy là một loại bệnh thông thường, nhưng bạn rất cần phải đến khám bác sĩ khoảng 2 ngày sau khi có những triệu chứng như trên để có biện pháp chữa trị kịp thời, không để dai dẳng và xảy ra các biến chứng nặng nề khác.
Cảm cúm và cảm lạnh đều là hai loại bệnh truyền nhiễm thông thường mà ai cũng có thể gặp phải trong đời. Chúng ta cần có sự phòng ngừa bằng một số biện pháp:
Giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, thường xuyên rửa tay và đeo khẩu trang khi tiếp xúc với cộng đồng.
Có chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý.
Giữ cho cơ thể luôn đủ ấm và nên tắm bằng nước ấm.
Hạn chế dùng chung đồ ăn, thức uống.
Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, vận động cơ thể.
Cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày.
Tăng cường bổ sung cho cơ thể các thực phẩm có nhiều chất khoáng, vitamin.
Hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,...
Hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm và có biện pháp bảo vệ cơ thể khỏi khói bụi khi ra ngoài đường phố.
Bên cạnh đó, để ngăn ngừa cảm cúm, tốt nhất bạn nên tiêm phòng cúm đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ. Dù là những triệu chứng thông thường nhưng sau 48h không có sự thuyên giảm hãy đến gặp bác sĩ ngay nhé. Đây là cách tốt nhất để chúng ta mau chóng tiêu diệt ổ virus và bảo vệ cơ thể chúng ta.
Hãy đến gặp bác sĩ để nhận được sự tư vấn và giúp đỡ cần thiết
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về các phân biệt cảm cúm và cảm lạnh. Hy vọng bài viết bổ ích này góp phần giải đáp được những thắc mắc và sẽ là một tham khảo của các bạn.
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/lam-the-nao-de-phan-biet-cam-cum-voi-cam-lanh-a18698.html