Bị trễ kinh uống gì cho máu ra? 12 loại nước tốt cho kinh nguyệt

Trễ kinh là một vấn đề khá phổ biến ở nhiều chị em phụ nữ. Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng này như giảm cân quá mức, các bệnh lý hoặc do lối sống… Việc trễ kinh làm nhiều chị em lo lắng và mong muốn tìm đến những giải pháp an toàn và tự nhiên để giúp thúc đẩy điều hòa kinh nguyệt. Vậy bị trễ kinh uống gì cho máu ra? Dưới đây là một số thực phẩm được đánh giá có khả năng khắc phục việc trễ kinh cho chị em.

Bị trễ kinh uống gì cho máu ra? 12 loại nước tốt cho kinh nguyệt

Lưu ý: Các phương pháp điều kinh được liệt kê dưới đây có thể gây sảy thai ở mức độ nhẹ. Vì vậy để chắc chắn chị em không bị trễ kinh vì mang thai. Trước khi sử dụng các liệu pháp thiên nhiên này chị em bị trễ kinh nên kiểm tra việc mình đang có thai hay không để đảm bảo an toàn.

Nguyên nhân gây hiện tượng trễ kinh

Một chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh (đều) có khoảng cách trung bình là 28-32 ngày ngày. Nhưng một số chị em, chu kỳ kinh nguyệt không diễn ra đều đặn. Một người phụ nữ có kinh nguyệt không đều nếu khoảng cách giữa kỳ kinh lớn hơn 35 ngày hoặc ít hơn 21 ngày.

Theo BS.CKII Lê Thanh Hùng, việc trễ kinh có thể xảy ra do nhiều lý do khác nhau và điều này không phải là hiếm gặp. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến: (1)

1. Mang thai

Trễ kinh là một trong những dấu hiệu phổ biến trong trường hợp người phụ nữ đã mang thai. Khi trứng được kết hợp với tinh trùng để thụ tinh và làm tổ ở tử cung. Lớp niêm mạc tử cung sẽ không bong tróc như bình thường để tạo nên hiện tượng hành kinh mà lúc này lớp niêm mạc sẽ làm nhiệm vụ như “ngôi nhà” để tạo môi trường cho thai nhi phát triển. Vì vậy khi gặp tình trạng trễ kinh, chị em nên gặp bác sĩ để thăm khám và kiểm tra xem chính xác mình có đang mang thai hay không.

2. Căng thẳng

Mức độ căng thẳng cao không tốt cho cơ thể. Khi đến chu kỳ kinh nguyệt, việc căng thẳng kéo dài có thể phá vỡ sự cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, dẫn đến kinh nguyệt không đều. Cơ thể có thể sản xuất nhiều cortisol (một loại hormone gây căng thẳng), ảnh hưởng đến sự đều đặn của chu kỳ kinh nguyệt.

3. Thay đổi cân nặng

Giảm hoặc tăng cân với khối lượng đáng kể có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone và dẫn đến kinh nguyệt không đều. Các chuyên gia cho biết trọng lượng cơ thể ở trạng thái thiếu cân hoặc béo phì có thể làm gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt.

4. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Hội chứng buồng trứng đa nang - PCOS là một chứng rối loạn nội tiết tố phổ biến có thể dẫn đến kinh nguyệt không đều cùng với các triệu chứng khác. Tình trạng này được đặc trưng bởi sự hiện diện của các u nang nhỏ trên buồng trứng và sự mất cân bằng hormone giới tính.

5. Rối loạn tuyến giáp

Hormone tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Tuyến giáp hoạt động kém hoặc hoạt động quá mức có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

6. Tập thể dục quá mức

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích, nhưng hoạt động thể chất cường độ cao hoặc quá mức có thể phá vỡ sự cân bằng nội tiết tố và dẫn đến kinh nguyệt không đều.

7. Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo

Sự thiếu hụt dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone, do đó chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng thiết yếu có thể dẫn đến kinh nguyệt không đều.

8. Mãn kinh

Khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh, thường ở độ tuổi 40, nồng độ hormone dao động một cách tự nhiên, dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt không đều trước khi chấm dứt hoàn toàn kinh nguyệt.

Bị trễ kinh uống gì cho máu ra? 12 loại nước tốt cho kinh nguyệt
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trễ kinh ở chị em.

Bị trễ kinh uống gì cho máu ra?

Chị em bị trễ kinh uống gì cho máu ra là chủ đề rất được quan tâm. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trễ kinh. Việc trễ kinh có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mang thai, hoặc báo hiệu một số bệnh lý phụ khoa… Vì vậy chị em nên đến thăm khám với bác sĩ để biết nguyên nhân cụ thể. Trong trường hợp trễ kinh vì lý do căng thẳng hay do lối sống, chị em nên điều chỉnh lại vấn đề của mình cũng như thử một số biện pháp tự nhiên để kích thích kinh nguyệt như: (2)

1. Uống đủ nước

Cơ thể người có hơn 70% là nước, cơ thể cung cấp đủ nước sẽ giúp việc chuyển hóa dinh dưỡng, đào thải chất độc và giúp cơ quan trong cơ thể được vận hành trơn tru trong đó có hệ thần kinh-nội tiết. Việc uống đủ nước giúp lượng kinh nguyệt được điều hòa tốt hơn, hạn chế tình trạng trễ kinh.

2. Nước ngò tây

Đây là một loại nước ít phổ biến tuy nhiên lại có tác dụng với chị em bị trễ kinh. Theo các ghi chép thì ngò tây được sử dụng trong việc thúc đẩy kinh nguyệt từ nhiều thế kỷ trước. Trong ngò tây có chưa hai chất là Apiol và myristicin có tác dụng kích thích các cơn co thắt tử cung. Chất Apiol còn giúp cân bằng nội tiết tố trong cơ thể của người phụ nữ, điều này giúp điều hòa kinh nguyệt cũng như giảm những cơn đau bụng kinh gây ra.

3. Nước ép đu đủ

Nước ép đu đủ hoặc các món ăn, đồ uống được chế biến từ đu đủ luôn nằm trong danh sách đồ uống khi bị trễ kinh. Đu đủ có thể kích thích các cơn co bóp ở tử cung và giúp điều hòa kinh nguyệt. Chất carotene có trong đu đủ giúp kích thích hormone estrogen từ đó gây ra hiện tượng hành kinh. Có nhiều cách để chế biến đu đủ như làm nước ép, sinh tố, nấu canh…

Bị trễ kinh uống gì cho máu ra? 12 loại nước tốt cho kinh nguyệt
Một ly nước ép hoặc sinh tố đu đủ thơm ngon giúp ích trong việc cải thiện tình trạng trễ kinh ở chị em.

4. Nước gừng

Hãy thử sử dụng gừng nếu chị em đang bị trễ kinh và mong muốn hành kinh sớm. Trong gừng giàu các hợp chất hoạt tính sinh học có thể làm tăng nhiệt độ của cơ thể và gây ra kinh nguyệt. Bên cạnh đó, gừng có đặc tính chống co thắt và giảm bớt các triệu chứng khi hành kinh như đau bụng. Bên cạnh đó, trong gừng có chưa gingerol có thể giảm bớt tình trạng viêm nhiễm trong thời kỳ kinh nguyệt. (3)

Chị em có thể nghiền lấy gừng để lấy nước sau đó thêm 1 ít mật ong vào và sử dụng. Bên cạnh đó một các khác để sử dụng gừng là làm trà gừng. Để pha trà gừng, chị em lấy một ít nước vừa đủ cho vào nồi và dùng một ít gừng cắt lát cho vào nước. Đun sôi trên lửa vừa trong 3 phút và uống khi nước còn ấm.

5. Nước ép cần tây

Cần tây là một trong những loại rau tốt nhất cho sức khỏe và là một lựa chọn thực phẩm tuyệt vời để đưa vào chế độ ăn uống trong thời kỳ kinh nguyệt. Cần tây rất giàu chất dinh dưỡng như vitamin C, vitamin K và folate. Loại thực phẩm này cũng là nguồn cung cấp kali tốt, có thể giúp chống lại tình trạng đầy hơi thường xảy ra trong kỳ kinh nguyệt.

Ngoài lợi ích dinh dưỡng, cần tây còn chứa các hợp chất có thể giúp giảm đau bụng kinh. Apigenin, một loại flavonoid được tìm thấy trong cần tây, đã được chứng minh là có đặc tính chống viêm có thể làm giảm đau và khó chịu trong kỳ kinh nguyệt. Cần tây cũng chứa coumarin, có thể giúp điều hòa lưu lượng máu và ngăn ngừa chảy máu nặng.

Theo các chuyên gia, việc sử dụng cân tây là an toàn và là một trong những cách giúp chị em sớm có kinh. Chị em có thể sử dụng nước ép cần tây vào buổi sáng và nên uống trước bữa sáng 30 phút.

Bị trễ kinh uống gì cho máu ra? 12 loại nước tốt cho kinh nguyệt
Nước ép cần tây là thức uống tuyệt vời trong việc điều hòa kinh nguyệt.

6. Thực phẩm giàu vitamin C

Các loại thực phẩm giàu vitamin C có thể gây ra việc hành kinh bằng cách tăng nồng độ estrogen trong cơ thể. Mức độ hormone estrogen tăng sẽ kích thích các cơn co thắt tử cung từ đó kích thích việc chảy máu trong chu kỳ kinh nguyệt. Vitamin C cũng có thể làm giảm nồng độ progesterone, thành tử cung sẽ không được củng cố và nội mạc tử cung bị phá vỡ và kinh nguyệt xuất hiện.

Các thực phẩm, trái cây giàu vitamin C như cam, quýt, kiwi, các loại rau củ như cà chua, bông cải xanh, ớt chuông… có thể được đưa vào chế độ ăn hàng ngày.

7. Nghệ

Củ nghệ đã được chứng minh là có đặc tính chống viêm mạnh, có thể giúp giảm tình trạng viêm - một trong những nguyên nhân gây mất cân bằng nội tiết tố và các rối loạn kinh nguyệt khác. Ngoài ra, nghệ còn có thể kích thích sản xuất estrogen và progesterone, giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.

Một nghiên cứu cho thấy việc bổ sung bột nghệ trong 8 tuần giúp giảm đáng kể cơn đau bụng kinh và các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS). Một nghiên cứu khác cho thấy nghệ có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ rối loạn tâm trạng tiền kinh nguyệt (PMDD), một dạng PMS nghiêm trọng.

Hơn nữa, nghệ đã được tìm thấy có đặc tính chống oxy hóa, có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi stress oxy hóa. Căng thẳng oxy hóa có thể dẫn đến tổn thương tế bào và viêm, có thể làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Bằng cách giảm căng thẳng oxy hóa, nghệ có thể giúp cải thiện sức khỏe kinh nguyệt tổng thể.

Chất curcumin trong nghệ có thể giúp cân bằng hormone và thúc đẩy chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Vì vậy nghệ là thức uống hoàn hảo mỗi khi bị trễ kinh. Để sử dụng bột nghệ trong việc điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, hãy thêm một thìa bột nghệ vào sữa ấm và uống trước khi đi ngủ.

8. Nước ép dứa

Khi nói đến nước trái cây, nước ép dứa là hữu ích nhất trong thời kỳ kinh nguyệt. Dứa có chứa một loại enzyme gọi là bromelain có tác dụng làm bong lớp niêm mạc tử cung, giúp điều hòa kinh nguyệt. Bạn có biết rằng dứa làm tăng sản xuất tế bào hồng cầu và bạch cầu, giúp máu lưu thông tốt hơn? Tóm lại, nước ép dứa là thứ không thể thiếu đối với những người đang phải đối mặt với tình trạng kinh nguyệt không đều và trễ kinh. (4)

Bị trễ kinh uống gì cho máu ra? 12 loại nước tốt cho kinh nguyệt
Những ly ép dứa thơm ngon là lựa chọn hoàn hảo cho việc bị trễ kinh uống gì cho máu ra.

9. Thì là

Một công thức siêu đơn giản khác nhưng khá hiệu quả. Trà thì là có tác dụng co bóp cơ tử cung kích thích kinh nguyệt và khắc phục tình trạng kinh nguyệt không đều, trễ kinh.

Để pha trà thì là, chị em nên đun nóng 1 cốc nước trong nồi. Thêm 1 muỗng nhỏ hạt thì là và đun sôi trong khoảng 2 phút. Đổ vào cốc và đậy nắp lại và để hỗn hợp qua đêm. Sáng hôm sau, lọc hỗn hợp, đun nóng một chút và uống khi bụng đói.

10. Nước ép lựu

Nước ép lựu có màu sắc bắt mắt và mùi vị thơm ngon với vị ngọt tự nhiên và chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin, khoáng chất và flavonoid. Lựu rất giàu phytoestrogen, có tác dụng duy trì sự cân bằng nội tiết tố ở phụ nữ. Vì vậy, nước ép lựu rất tốt cho việc giảm đau bụng kinh và kinh nguyệt không đều. Nước ép lựu giúp sản xuất estrogen trong cơ thể vì vậy nhiều chị em lựa chọn uống nước ép lựu trong những chu kỳ bị trễ kinh để giúp điều hòa kinh nguyệt tốt hơn.

11. Nha đam

Nước ép nha đam (lô hội) là thức uống tuyệt vời giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm cân cũng như tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể và giữ cho hệ thống đường ruột khỏe mạnh. Nha đam giúp điều chỉnh sự mất cân bằng nội tiết tố và điều trị kinh nguyệt không đều. Nhưng không nên sử dụng nước ép nha đam trong thời kỳ hành kinh vì có thể làm tăng các cơn co tử cung.

12. Dấm táo

Giấm táo giúp điều hòa kinh nguyệt bằng cách kiềm hóa cơ thể và giảm viêm do rối loạn nội tiết tố. Đó là một phương thuốc tuyệt vời cho những người đang đối phó với tình trạng mắc hội chứng buồng trứng đa nang. Để làm thức uống này, hãy trộn 1 muỗng canh giấm táo vào 1 cốc nước ấm và uống hàng ngày. Nếu bạn muốn kinh nguyệt đến đúng ngày, hãy bắt đầu uống thức uống này ít nhất một tuần trước ngày có kinh.

Cần làm gì nếu bị trễ kinh không do mang thai?

Một số chị em lo lắng cần làm gì nếu bị trễ kinh không do mang thai. Trong trường hợp kinh nguyệt đến trễ được xác định không đến từ nguyên nhân mang thai, chị em có thể sử dụng một số biện pháp để khắc phục tình trạng này như sau:

Bị trễ kinh uống gì cho máu ra? 12 loại nước tốt cho kinh nguyệt
Tập luyện yoga, thiền… giúp duy trì vóc dáng và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.

Một số thực phẩm cần kiêng

Theo bác sĩ Lê Thanh Hùng, “Kinh nguyệt là một trong những yếu tố quan trọng không chỉ gián tiếp phản ánh tình trạng sức khỏe, tâm sinh lý phụ nữ và còn là một trong những đại diện về khả năng làm mẹ của chị em. Vì vậy quan tâm đến sức khỏe kinh nguyệt như ghi nhớ ngày hành kinh, vòng kinh đều hay không, lượng kinh nhiều hay ít là điều mà chị em nên lưu ý. Bên cạnh việc trễ kinh nên ăn gì cho ra máu thì một số thực phẩm nên kiêng trong kỳ kinh nguyệt cũng rất quan trọng với sức khỏe của người phụ nữ.”

Có một số loại thực phẩm được các bác sĩ khuyên không nên sử dụng trong kỳ hành kinh như đồ cay nóng, thực phẩm chiên, xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nhiều chất béo, không nên sử dụng rượu, bia hay các thức uống chứa caffeine và thịt đỏ…

Trung tâm Sản Phụ khoa Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, phác đồ thăm khám, chẩn đoán và điều trị cá thể hóa… giúp phát hiện sớm bệnh lý gây đau bụng kinh dai dẳng, bảo vệ sức khỏe và thiên chức làm mẹ của người phụ nữ.

Để đặt lịch thăm khám với các chuyên gia Sản Phụ khoa tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, chị em vui lòng liên hệ đến:

Hy vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin về vấn đề trễ kinh uống gì cho máu ra. Chu kỳ kinh nguyệt đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của chị em. Vì vậy nếu gặp bất kỳ vấn đề gì về chu kỳ kinh nguyệt, chị em nên đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Sản để được tư vấn và điều trị.

Link nội dung: https://ausp.edu.vn/bi-tre-kinh-uong-gi-cho-mau-ra-12-loai-nuoc-tot-cho-kinh-nguyet-a18690.html