Khi bàn về những cách giúp ngăn ngừa, khắc phục tình trạng thâm mắt thì ngủ sớm luôn là giải pháp được nêu tên hàng đầu. Vậy ngủ sớm có hết thâm mắt không hay công dụng trên chỉ được thêu dệt qua tay của các “anh hùng bàn phím”?
Mắt xuất hiện quầng thâm có thể vì những lý do sau đây:
Một số người có cơ địa nhạy cảm, phần da mắt mỏng hơn, dễ bị tác động bởi các yếu tố nội sinh và ngoại cảnh. Vậy nên quầng thâm rất dễ xuất hiện. Đây là vấn đề có nguồn gốc bẩm sinh, di truyền từ đời này sang đời khác. Do đó việc can thiệp sẽ khó khăn hơn so với các lý do còn lại.
Ngoài trường hợp nói trên thì những người có nền da bật tông hơn hẳn so với số đông sẽ tạo ra hiệu ứng tương phản cực mạnh với các tĩnh mạch màu xanh xám dưới da quanh vùng mắt. Điều này cũng làm phát sinh hiện tượng thâm quầng mắt có liên quan đến yếu tố di truyền.
Thực tế cho thấy khi bạn ngủ không đủ giấc, hormone cortisol - tác nhân gây căng thẳng thần kinh - sẽ được tiết ra nhiều hơn. Thành phần này gây rối loạn chuyển hóa, làm tăng sinh lượng melanin ở vùng da quanh mắt và dẫn đến hiện tượng thâm mắt.
Trong một diễn biến khác, khi thiếu ngủ thì lượng máu trong lòng mạch có xu hướng tăng lên. Lúc này, mạch máu dưới da vùng mắt sẽ dãn nở mạnh để gia tăng sức chứa, khiến chúng lộ rõ sắc xanh và biểu thị ra bên ngoài bằng hiện tượng “mắt gấu trúc”.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng nicotine trong thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây thâm quầng mắt và hình thành bọng mắt trên da. Vậy nên nếu bạn “kết thân” với tác nhân gây hại này thì thâm mắt là điều khó tránh khỏi.
Bên cạnh đó, thói quen ăn mặn cũng khiến cơ thể tích chất lỏng trong hệ tuần hoàn, gây phình mạch và làm cho vùng da quanh mắt thâm hơn. Ngoài ra việc sử dụng mỹ phẩm không đúng cách gây bào mòn da, sau đó dẫn đến tình trạng tăng sắc tố cũng là lý do khiến da quanh mắt trở nên sẫm màu.
Chưa hết, nếu tiếp xúc nắng thường xuyên nhưng không thoa kem và che chắn kỹ lưỡng thì thâm mắt là chuyện tất nhiên. Đặc biệt, việc ăn uống thiếu điều độ, lười vận động, thiếu dưỡng chất, uống không đủ nước,... cũng được cho là có liên quan đến thực trạng này.
Bệnh nhân mắc bệnh chàm, hen suyễn, thiếu máu, suy thận,... luôn có phần da quanh mắt sẫm màu hơn người bình thường.
Ngoài ra, người đang mang thai hoặc cho con bú thường có nội tiết thay đổi mạnh. Tác động của các hormone sinh dục sẽ kích thích quá trình sản sinh hắc sắc tố ở vùng da bụng, hông, bẹn, nách và cả quanh mắt. Từ đó dẫn đến việc xuất hiện quầng thâm.
Qua phân tích ở trên, có thể thấy mất ngủ, thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng thâm mắt. Vậy ngủ sớm có hết thâm mắt không?
Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cùng phân tích rõ ngọn ngành như sau: Khi ngủ sớm thì khả năng ngủ đủ giấc sẽ cao hơn hẳn. Ví dụ: Nếu bạn lên giường vào lúc 10 giờ tối thì dù mất cả tiếng để đi vào giấc ngủ, bạn vẫn có thể ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm. Khi đã ngủ đủ giấc thì cơ thể sẽ không tiết ra nhiều hormone cortisol, lượng dịch tuần hoàn cũng được tiết chế. Nhờ vậy mà tình trạng thâm mắt sẽ được cải thiện đáng kể.
Trong một diễn biến khác, nếu ngủ muộn sau 12 giờ đêm thì kể cả khi bạn thiếp đi ngay lúc đó, thời gian ngủ nghỉ cũng chưa chắc đã đạt 8 tiếng mỗi ngày. Hệ lụy là hormone cortisol sẽ tiết ra nhiều hơn, lượng dịch tuần hoàn tăng đột biến, gây phình mạch và khiến quầng thâm mắt ngày càng lộ rõ.
Như vậy lời giải đáp cho câu hỏi: “Ngủ sớm có hết thâm mắt không?” là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên hết thâm sau bao lâu, đánh bay hoàn toàn hay chỉ cải thiện chút ít thì còn tùy vào cơ địa, đặc biệt là nhiều phương diện khác như chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt hằng ngày,...
Điều trị thâm mắt muốn cho kết quả tốt thì một giải pháp thôi chưa đủ. Cụ thể, chúng ta cần huy động sự “hợp sức” của nhiều phương thức hỗ trợ khác nhau. Và dưới đây là một số gợi ý hay giúp bạn tối ưu kết quả nhận về khi điều trị thâm mắt:
Bài viết trên đã giải đáp chi tiết cho câu hỏi: “Ngủ sớm có hết thâm mắt không?”. Nếu còn phân vân về điều gì xoay quanh chủ đề này thì bạn hãy liên hệ ngay với Nhà thuốc Long Châu để được giải đáp thắc mắc.
Xem thêm: Quầng thâm mắt có phải biểu hiện của bệnh không? Cách trị quầng thâm mắt
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/ngu-som-co-het-tham-mat-khong-tiet-lo-bat-ngo-danh-cho-ban-a18650.html