Mắm nêm là loại mắm đặc trưng của miền Trung, xuất hiện trong hầu hết các bữa ăn hàng ngày. Mặc dù mắm nêm là món khoái khẩu của rất nhiều người nhưng liệu người nhạy cảm như mẹ bầu ăn mắm nêm được không?
Mẹ bầu có thể ăn mắm nêm nhưng cần chú ý về định lượng và cách ăn sao cho tận dụng hết lợi ích, đồng thời hạn chế tối đa tác động xấu đến sức khỏe.
Mắm nêm là nguồn cung cấp sắt, omega 3 và vitamin B12 cho mẹ bầu - Ảnh: cô Tiên
Thành phần chính của mắm nêm là cá (cá cơm, cá nục, cá trích, cá liệt…) và muối biển. Cá tươi sau khi làm sạch sẽ được ủ với muối theo tỉ lệ 3:1 cho đến khi chín rục, tạo ra thứ mắm có vị mặn nhẹ, màu nâu sóng sánh và thơm nồng mùi cá lên men đặc trưng.
Mắm nêm chứa nhiều dưỡng chất và axit amin có lợi như sắt, omega 3, vitamin B12… Đây đều là những dưỡng chất cần thiết, giúp bà bầu có một thai kỳ khỏe mạnh.
Cung cấp sắt: Sắt là chất mà mẹ bầu nào cũng cần bổ sung trong suốt thời kỳ mang thai. Sắt ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, sinh non, băng huyết và thai chết lưu. Ngoài ra, bổ sung sắt đủ liều lượng cũng giúp trẻ tránh mắc dị tật ống thần kinh khi sinh ra.
Cung cấp chất béo Omega 3: Cá chứa rất nhiều chất béo Omega 3 (DHA và EPA), giúp mẹ và thai nhi tăng cân an toàn, hạn chế biến chứng thai kỳ như tiền sản giật, tiểu đường, trầm cảm sau sinh…
Cung cấp vitamin B12: Vitamin B12 tham gia vào quá trình hình thành và phát triển của nhân hồng cầu, hỗ trợ tạo máu cho mẹ bầu trong thời kỳ mang thai.
Cung cấp nhiều axit amin quan trọng: Các axit amin sinh ra trong quá trình cá lên men sẽ thúc đẩy hình thành tế bào, tạo kháng thể để nâng cao khả năng miễn dịch của mẹ và bé.
Mẹ bầu nên dùng mắm nêm tối đa 3 bữa/tuần - Ảnh: cô Tiên
Mặc dù chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng, nhưng bản chất của mắm nêm vẫn là cá lên men, không được chế biến qua nhiệt. Ngoài ra, mắm nêm còn chứa lượng muối lớn. Nếu ăn quá nhiều hoặc chế biến không đúng cách có thể gây tác dụng ngược với sức khỏe.
Để tận dụng tối đa lợi ích và hạn chế tác động xấu, mẹ bầu nên chú ý một số điều sau đây khi thưởng thức mắm nêm:
Chỉ ăn tối đa 3 bữa một tuần.
Chỉ ăn mắm khi đã nấu chín, không ăn mắm sống.
Không ăn mắm nêm pha với dứa. Dứa chứa một loại enzyme tên bromelain, có thể gây ra chảy máu bất thường và trào ngược dạ dày cho mẹ bầu.
Chỉ ăn các loại mắm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được pha chế tại nhà để đảm bảo vệ sinh.
Khi ăn nên pha loãng mắm để giảm bớt vị mặn, tránh nạp quá nhiều muối có thể gây phù nề hoặc cao huyết áp.
Xem thêm: Mua mắm nêm ở đâu ngon - rẻ - tiện lợi?
Mắm nêm ngon có độ sánh, màu nâu đậm, thơm mùi cá lên men - Ảnh: cô Tiên
Mắm nêm ngon và đảm bảo chất lượng phải có độ sánh, màu nâu đậm, thơm mùi cá lên men, dễ ngửi, không tanh, không hôi. Khi nếm, bạn có thể cảm nhận được vị mặn nhẹ, hậu ngọt.
Tốt nhất, mẹ bầu nên chọn mua mắm nêm tại các cơ sở sản xuất lâu đời, các thương hiệu nổi tiếng và có thông tin rõ ràng về thành phần, thời gian ủ mắm, quy trình chế biến… Đặc biệt, mẹ bầu không nên ăn mắm nêm tại các quán ăn ven đường vì vấn đề an toàn thực phẩm.
Nếu không thể đến cơ sở sản xuất để mua mắm ngon, mẹ bầu có thể đặt hàng online qua kênh Đặc sản Phú Yên cô Tiên. Mắm nêm nhà cô Tiên được ủ từ cá cơm nguyên con theo công thức gia truyền, đảm bảo giữ nguyên những dưỡng chất vốn có.
Ngoài ra, nhờ 30 năm kinh nghiệm nấu mắm bán quán, mắm nêm pha sẵn cô Tiên có hương vị chuẩn miền Trung, cay - mặn - ngọt hài hòa. Không cần chất phụ gia bảo quản, mắm vẫn bảo quản được đến 6 tháng, mẹ bầu nào cũng có thể thưởng thức.
“Bầu ăn mắm nêm được không?” Câu trả lời là có! Chỉ cần mẹ bầu chú ý ăn với mức độ vừa phải và nấu chín mắm trước khi ăn. Để mua được mắm nêm ngon, an toàn cho sức khỏe, mẹ bầu hãy đặt hàng qua website cotienfoods.vn ngay nhé!
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/me-bau-an-mam-nem-duoc-khong-a18434.html