Que thử rụng trứng có thử thai được không?

Không ít chị em băn khoăn về việc que thử rụng trứng có thử thai được không? Có điểm gì khác biệt giữa hai loại que này vì nhiều người nói thấy que 2 vạch và đều dùng mẫu thử là nước tiểu vậy thì có sử dụng thay thế cho nhau được không?

Que thử rụng trứng

- Mục đích sử dụng: Đây là một biện pháp đơn giản, chính xác giúp xác định ngày rụng trứng.

- Nguyên tắc hoạt động: Que thử rụng trứng nhằm phát hiện sự gia tăng nồng độ hormone LH có trong nước tiểu ngay trước thời điểm rụng trứng. Nồng độ LH cao kích thích trứng chín rụng khỏi buồng trứng. Trong chu kỳ kinh nguyệt, LH chỉ tiết ra một lượng nhỏ nhưng ở giữa chu kỳ, nồng độ LH lại tăng đạt đỉnh khi trứng rụng sau đó lại giảm xuống nhanh chóng. Que thử rụng trứng có thể dự đoán trước khi trứng rụng 12-36 giờ. Điều này giúp chị em có thể biết trước cơ hội thuận lợi giúp thụ thai hoặc tránh quan hệ vào thời điểm này để dính bầu.

Que thử rụng trứng đo được nồng độ LH và đôi khi cũng có sai số vì nó không thể biết đích xác trứng có rụng hay không, vì hormone LH vẫn có thể tăng ngay cả khi trứng rụng hoặc không rụng. Khi hormone LH tăng, que thử hiện lên 2 vạch gây ra kết quả dương tính giả khiến chị em nhầm tưởng đến ngày rụng trứng thật.

- Cách lấy mẫu: Chị em cần lấy nước tiểu thứ hai trong ngày, không dùng nước tiểu đầu tiên (khi mới vừa ngủ dậy) vì nước tiểu này có thể đặc lại qua đêm gây ra kết quả dương tính giả. Chỉ nên lấy nước tiểu trong cùng 1 khoảng thời gian 10h đến 20h.

- Thời gian sử dụng: Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên ra máu kinh.

+ Nếu bạn có chu kỳ kinh 28 ngày, bạn cần bắt đầu sử dụng que thử rụng trứng vào khoảng ngày 11 và dùng liên tục trong 6 ngày.

+ Nếu chu kỳ kinh chạy từ 27 - 34 ngày, ngày rụng trứng có thể nằm trong khoảng từ ngày 13 - 20, vì vậy thời điểm sử dụng que thử rụng trứng tốt nhất sẽ vào ngày 11 đến ngày 20.

Que thử rụng trứng có thử thai được không?

Nếu bạn quan hệ đúng ngày trứng rụng và sự thụ thai thành công, bạn sẽ có cơ hội dùng đến que thử thai sau đó ít tuần.

Que thử thai

- Mục đích sử dụng: Que thử thai là biện pháp xét nghiệm nhanh chóng, thuận tiện nhằm trả lời cho câu hỏi người phụ nữ có thai hay không.

- Nguyên tắc hoạt động: Que thử thai phát hiện sự có mặt hormone HCG - một chất do nhau thai tiết ra và có mặt trong nước tiểu (hoặc trong máu nếu xét nghiệm máu sẽ thấy) của người mang thai. Ngay khi trứng rụng và thụ tinh thành công, hormone HCG sẽ có mặt đầu tiên trong cơ thể của người phụ nữ, đánh dấu sự khởi động của một thai kỳ 9 tháng 10 ngày.

- Cách lấy mẫu thử: Lấy mẫu nước tiểu lần đầu vào buổi sáng sớm ngay sau khi ngủ dậy vì lúc này nồng độ HCG trong nước tiểu cao nhất, sẽ cho kết quả chính xác.

- Thời gian sử dụng: Thời điểm tốt nhất để sử dụng que thử thai để biết chính xác một người phụ nữ có mang thai hay không là sau khi quan hệ 5-10 ngày hoặc sau khi chị em thấy có dấu hiệu chậm kinh.

- Đọc kết quả: Trên que thử thai có một vạch chuẩn. Nếu người phụ nữ thực sự có thai, trên que sẽ xuất hiện thêm một vạch kết quả nữa. Khi que hiện “2 vạch” có thể khẳng định bạn đã mang thai. Còn que chỉ có 1 vạch nghĩa là không có thai hoặc lúc này bạn thử thai quá sớm, hormone HCG vẫn chưa tăng đủ để que nhận biết hoặc que bị hư hỏng.

Trong một số trường hợp que thử thai cũng cho kết quả dương tính giả như phụ nữ bị u nang buồng trứng, đa nang buồng trứng, mang thai ngoài tử cung. Vì vậy, tốt nhất sau khi đã có kết quả thử thai và biết mình đã mang thai, chị em nên đến cơ sở y tế chuyên khoa đẻ thăm khám chính xác (siêu âm ổ bụng, siêu âm đầu dò) và được tư vấn về chế độ chăm sóc cho bà bầu. Việc thăm khám sớm cũng giúp phát hiện sớm các bệnh lý thai kỳ nếu có.

Như vậy, qua phân tích cụ thể trên đây, chị em có thể dễ dàng hiểu được que thử rụng trứng có thử thai được không? Que thử rụng trứng chỉ để phát hiện ngày rụng trứng, thích hợp sử dụng cho những cặp vợ chồng đang muốn canh trứng để thụ thai. Sau khi thụ thai thành công, muốn phát hiện thai sớm thì mới chuyển sang sử dụng que thử thai. Đây là 2 phương pháp xét nghiệm hoàn toàn riêng biệt với mục đích sử dụng, nguyên tắc hoạt động khác nhau, không dùng thay thế được.

Link nội dung: https://ausp.edu.vn/que-thu-rung-trung-co-thu-thai-duoc-khong-a18365.html