“Đậu nành có lẽ là chủ đề dinh dưỡng gây tranh cãi nhất hiện nay. Các kết quả khác nhau trong nghiên cứu rất có thể liên quan đến sự khác biệt trong cách nghiên cứu đậu nành", Kathryn Piper, chuyên gia dinh dưỡng và là người sáng lập của The Age-Defying Dietitian ở Mỹ, cho biết:
Đậu nành có thể được tiêu thụ một cách an toàn vài lần một tuần, đặc biệt là khi được ăn thay thế cho các loại thịt đỏ và thịt đã qua chế biến, một số chuyên gia dinh dưỡng cho biết, theo Eat This, Not That!
Chuyên gia dinh dưỡng Piper cho biết: “Nhiều nghiên cứu ủng hộ sự an toàn của 25 gram protein đậu nành mỗi ngày.
Đậu nành giàu chất dinh dưỡng, cung cấp protein, chất xơ, canxi và vitamin B và nó dường như có tác động tích cực đến những người mắc bệnh tim và tiểu đường và phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh".
Hãy xem xét những lợi ích tiềm năng của việc ăn đậu nành.
Shutterstock
Đậu nành là một nguồn giàu protein, rất quan trọng để sửa chữa và xây dựng cơ bắp
Đậu nành là một nguồn giàu protein, rất quan trọng để sửa chữa và xây dựng cơ bắp. Bạn càng có nhiều cơ, bạn càng đốt cháy nhiều calo và càng có ít chất béo hơn trong cơ thể của bạn.
Protein cũng giúp bạn no lâu, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và chống lại cảm giác thèm ăn cacbohydrat có đường.
"Đậu nành có thể đóng một vai trò tích cực đối với sự đề kháng insulin, chuyển hóa axit béo và những thay đổi nội tiết tố, tế bào hoặc phân tử khác liên quan đến tăng cân", Lauren Manaker, chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký, thành viên hội đồng đánh giá y khoa của Eat This, Not That!, và là người sáng lập của Nutrition Now Counseling, cho biết.
Một nghiên cứu trên tạp chí Journal of Medical Sciences xem xét tác động của đậu nành đối với những người béo phì cho thấy việc tiêu thụ protein đậu nành trong chế độ ăn uống thường xuyên làm giảm trọng lượng cơ thể, khối lượng chất béo và mức cholesterol.
Đậu nành có thể giúp giảm cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
shutterstock
Mặc dù chế độ ăn giàu protein đậu nành có thể giúp bạn giảm cân và giảm bớt căng thẳng cho tim, nhưng có những lợi ích tuần hoàn khác mà bạn có thể có khi ăn đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành.
"Đậu nành có thể giúp giảm cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch", Toby Amidor, chuyên gia dinh dưỡng, hội đồng đánh giá y khoa Eat This, Not That!, và là tác giả của cuốn sách Diabetes Create Your Plate Meal Prep Cookbook, cho biết.
Cô Amidor trích dẫn một phân tích tổng hợp năm 2019 được công bố trên tạp chí Journal of Nutrition, cho thấy protein đậu nành làm giảm lipoprotein mật độ thấp, được gọi là cholesterol "xấu", từ 3 đến 4% ở người lớn.
Cô Amidor cho biết hai tình trạng khác đóng vai trò quan trọng trong bệnh tim, đau tim và đột quỵ.
Viêm mức độ thấp mạn tính là tình trạng các tế bào của hệ thống miễn dịch luôn tràn ngập cơ thể do chế độ ăn uống kém, hút thuốc, lạm dụng rượu và các yếu tố lối sống khác.
Cuộc tấn công bí mật này có thể làm hỏng các mô, chẳng hạn như niêm mạc của động mạch, có thể gây ra một “kẻ giết người thầm lặng” khác - huyết áp cao.
Cả chứng viêm và huyết áp cao đều có thể gây ra các mảng phát triển trong động mạch có thể bị vỡ và gây ra cục máu đông gây ra các cơn đau tim và đột quỵ.
Hai nghiên cứu gần đây cho thấy bổ sung protein đậu nành vào chế độ ăn uống có thể làm giảm huyết áp và chứng viêm mạn tính.
Sữa đậu nành
Khi bạn già đi, nguy cơ loãng xương của bạn tăng lên.
Theo Tổ chức Loãng xương Quốc gia Mỹ, một nửa số người trưởng thành trên 50 tuổi, khoảng 54 triệu người Mỹ (bao gồm cả nam giới), có nguy cơ bị gãy xương do mật độ xương thấp.
Ăn đậu nành có thể giúp bảo vệ bạn khỏi nguy cơ gãy xương.
Chuyên gia Manaker nói: “Isoflavone trong thực phẩm đậu nành có liên quan đến việc cải thiện mật độ khoáng chất của xương và ngăn ngừa mất xương do loãng xương, bất kể cân nặng của bạn là bao nhiêu”, theo Eat This, Not That!
Isoflavone là một loại phytoestrogen, một hợp chất có nguồn gốc thực vật được tìm thấy nhiều trong đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành hơn bất kỳ loại thực phẩm nào khác.
Mức độ cao của estrogen có liên quan đến ung thư vú.
Vì lý do đó, những phụ nữ bị ung thư vú điều trị bằng liệu pháp hormone đã từng được yêu cầu tránh ăn các sản phẩm từ đậu nành.
Tuy nhiên, tiêu thụ đậu nành vừa phải - tối đa hai phần đậu phụ, sữa đậu nành hoặc đậu edamame mỗi ngày - không làm tăng nguy cơ ung thư vú, theo Mayo Clinic.
Và ăn các sản phẩm từ đậu nành thực sự có thể có tác dụng bảo vệ. Một nghiên cứu lớn trên tạp chí Cancer cho thấy isoflavone, phytoestrogen chính trong đậu nành, có liên quan đến việc giảm tỷ lệ tử vong không chỉ do ung thư vú mà còn do tất cả các nguyên nhân.
Một nghiên cứu khác được Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Mỹ công bố vào năm 2022 cho thấy đậu nành có thể bảo vệ các cô gái trẻ khỏi phát triển ung thư vú sau này trong cuộc sống, chuyên gia Amidor nói.
Nghiên cứu đã xem xét chế độ ăn của 329 cô gái từ tuổi dậy thì cho đến 2 năm sau kỳ kinh nguyệt đầu tiên và phát hiện ra mối liên hệ nghịch giữa tiêu thụ đậu nành và khối lượng tế bào sợi tuyệt đối, đây là dấu hiệu của việc giảm nguy cơ ung thư vú, theo Eat This, Not That!
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/chuyen-gia-5-tac-dung-dang-ngac-nhien-cua-dau-nanh-a18350.html