Hướng dẫn xử lý đúng vết thương bị chó, mèo cắn

Hiện nay bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Xử lý vết thương khi bị chó cắn đúng cách và được tiêm vắc-xin phòng dại kịp thời là việc làm cần thiết để bảo vệ tính mạng khi ai đó bị chó, mèo cắn.

1. Tổng quan

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm virus cấp tính của hệ thống thần kinh Trung ương từ động vật lây sang người qua nước bọt bị nhiễm virus dại. Đa phần các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại đều qua vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại, đôi khi có thể bị nhiễm qua đường tiếp xúc như hít phải khí dung hoặc ghép tổ chức mới bị nhiễm virus dại. Khi đã mắc bệnh dại và lên cơn, dù là động vật hay con người đều dẫn đến tử vong.

Bệnh dại tiến triển theo hai thể: thể liệt kiểu hướng thượng (hội chứng Landly) và thể cuồng.

Khi đã phát bệnh, bệnh thường kéo dài từ 2 - 6 ngày (có thể lâu hơn) và dẫn đến tử vong do liệt cơ hô hấp.

Hướng dẫn xử lý đúng vết thương bị chó, mèo cắn

2. Phương pháp chẩn đoán

Để chẩn đoán bệnh dại, bác sĩ sẽ chẩn đoán thông qua các dấu hiệu:

- Triệu chứng lâm sàng: quan sát xem người bệnh có chứng sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng và kiểm tra các yếu tố dịch tễ học có liên quan.

- Chẩn đoán xác định: dựa vào kết quả xét nghiệm kháng thể miễn dịch huỳnh quang trực tiếp (IFA) từ mô não hoặc phân lập virus trên chuột hay trên hệ thống nuôi cấy tế bào. Ngoài ra cũng có thể lấy kết quả xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang của các mảnh cắt da đã làm đông lạnh lấy từ dìa tóc ở gáy người bệnh hoặc chẩn đoán huyết thanh bằng phản ứng trung hoà trên chuột hay trên nuôi cấy tế bào. Ngày nay, với kỹ thuật mới có thể phát hiện được ARN của virus dại bằng phản ứng PCR hoặc phản ứng RT-PCR.

3. Xử lý vết thương khi bị chó cắn hoặc mèo cắn

Cách tốt để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh dạixử lý vết chó cắn, mèo cắn là làm sạch vết thương và thực hiện tiêm phòng ngay lập tức.

Nếu một người mới bị lây vết cắn động vật thì cần nhanh chóng thực hiện các bước sau:

Đối với vết cắn của động vật, tuyệt đối tránh:

Hãy đến ngay bác sĩ hoặc bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất nếu bạn bị bất kỳ loài động vật nào cắn, kể cả vật nuôi. Dựa trên điều kiện và tình trạng vết cắn, bác sĩ sẽ quyết định xem liệu có nên cho bạn tiêm vắc-xin ngừa dại hay không.

Hướng dẫn xử lý đúng vết thương bị chó, mèo cắn

Bác sĩ có thể chỉ định tiêm vắc-xin dự phòng bệnh dại sau phơi nhiễm (PEP) trong các điều kiện sau đây:

Thậm chí nếu bạn không chắc chắn liệu mình có bị cắn hoặc lây nhiễm hay không, bạn vẫn nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn phương hướng xử lý tốt.

Tiêm vắc-xin chính là biện pháp ngăn ngừa bệnh Dại chủ động và toàn diện nhất. Do vậy, mọi người nên chủ động tìm đến các cơ sở, trung tâm uy tín để tiêm phòng theo đúng lịch và đúng liều để ngăn ngừa bệnh một cách tốt.

Hướng dẫn xử lý đúng vết thương bị chó, mèo cắn

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết được tham khảo từ Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế.

Link nội dung: https://ausp.edu.vn/huong-dan-xu-ly-dung-vet-thuong-bi-cho-meo-can-a18335.html