Nặn mụn có tốt không?

Để loại bỏ mụn trên da mặt, nhiều người lựa chọn phương pháp nặn mụn. Tuy nhiên, các bác sĩ da liễu không khuyến khích việc nặn mụn, đặc biệt là nặn mụn mủ. Nguyên nhân vì nặn mụn không đúng cách có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và để lại sẹo gây mất thẩm mỹ, khó điều trị phục hồi.

1. Tìm hiểu về các loại mụn trên da

Hầu hết các loại mụn hình thành trên da dưới tác động của các nguyên nhân như hormone, phản ứng dị ứng, vi khuẩn và dầu thừa trên da. Kết quả là lỗ chân lông bị tắc nghẽn do dầu thừa, mủ hoặc bã nhờn, khiến da bị sưng tấy và viêm nhiễm. Dưới đây là 3 loại mụn trứng cá phổ biến nhất:

XEM THÊM: Vì sao không nên nặn mụn trứng cá?

2. Nặn mụn có tốt không?

Đi nặn mụn nhiều có tốt không? Theo nguyên tắc, bạn không nên tự mình nặn mụn. Nguyên nhân là do:

Tuy rằng, nguyên tắc chung là không nên nặn mụn nhưng với dạng mụn không viêm, bạn có thể tự nặn mụn tại nhà. Mụn không viêm bao gồm các loại mụn trứng cá, hình thành khi dầu thừa và các tế bào da chết bị tắc nghẽn trong các nang lông. Ví dụ như mụn đầu đen và mụn đầu trắng. Các loại mụn này nằm sát bề mặt da nên thường không cần phải can thiệp nhiều để loại bỏ nhân mụn.

Trường hợp còn lại, với mụn viêm, bạn không nên tự nặn mụn. Loại mụn này nằm sâu hơn trong da, có nhiều khả năng để lại sẹo và nhiễm trùng nếu bạn cố gắng nặn mụn. Các dạng mụn viêm gồm: Mụn thịt (mụn đỏ, tím hoặc nâu), mụn mủ (mụn nước có mủ màu trắng hoặc vàng ở trung tâm, màu tím hoặc nâu quanh nốt mụn), mụn bọc (sưng, đau, có cục cứng dưới da) và u nang (cục sưng đau, có xu hướng đỏ, nâu hoặc tím, mềm khi chạm vào). Khi gặp dạng mụn này, bạn nên đi khám bác sĩ da liễu. Bác sĩ có thể loại bỏ mụn bằng các dụng cụ chuyên dụng được vô trùng. Họ cũng có thể tiêm cortisone để thu nhỏ mụn, giảm đau cho bệnh nhân.

XEM THÊM: Khi có mụn trứng cá nên làm gì?

Nặn mụn có tốt không?

3. Cách nặn mụn an toàn

Để đảm bảo an toàn, bạn chỉ nên nặn mụn không viêm như mụn đầu đen và mụn đầu trắng. 2 quy tắc quan trọng để nặn mụn an toàn là cần đảm bảo thực hiện một cách nhẹ nhàng và sạch sẽ. Cụ thể:

3.1 Cách nặn mụn đầu trắng

Nếu mụn đã nổi lên, bạn cần thực hiện theo các bước sau để nặn mụn an toàn:

Khi thực hiện nặn mụn đầu trắng, bạn chú ý không sử dụng móng tay vì có thể gây trầy da, tạo vết thương trên da và làm lây lan vi khuẩn.

3.2 Cách nặn mụn đầu đen

Mụn đầu đen khác với mụn đầu trắng nên việc nặn mụn cũng cần có quy trình khác nhau. Cụ thể:

Khi làm sạch mụn đầu đen, bạn cũng cần chú ý nên cắt ngắn móng tay hoặc bọc ngón tay bằng bông hay khăn giấy để móng tay không làm trầy da. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng dụng cụ nặn mụn đầu đen chuyên dụng. Các dụng cụ này thường bằng kim loại, một đầu gắn với vòng tròn nhỏ để giúp nặn mụn.

Bạn có thể làm theo quy trình sau để nặn mụn đầu đen bằng cây nặn mụn:

XEM THÊM: Có nên đắp mặt nạ sau khi nặn mụn?

Nặn mụn có tốt không?

4. Các biện pháp điều trị và phòng ngừa mụn trứng cá

4.1 Điều trị mụn trứng cá

Nặn mụn không phải là biện pháp duy nhất để giảm mụn trứng cá. Bạn có thể áp dụng các phương pháp điều trị mụn sau:

4.2 Phòng ngừa mụn trứng cá

Có nhiều phương pháp bạn nên áp dụng để ngăn ngừa mụn trứng cá. Đó là:

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Nếu bạn thường xuyên bị mụn trứng cá, có mụn nang gây đau đớn hoặc không bao giờ hết mụn, bạn nên đi khám bác sĩ. Trường hợp bị sẹo mụn, không giảm dù đã áp dụng nhiều biện pháp trị liệu thì bạn cũng cần đi khám bác sĩ để có lựa chọn điều trị tốt hơn.

Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng các sản phẩm điều trị tại chỗ, thực hiện các liệu pháp trị liệu tại phòng khám, thay đổi lối sống và chế độ ăn uống,... tùy vào mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá.

Tự nặn mụn không được khuyến khích bởi việc này có nguy cơ nhiễm trùng cao, dễ để lại sẹo và khiến làn da lâu hồi phục. Trường hợp bị mụn đầu trắng, mụn đầu đen, bạn có thể nặn mụn (với tần suất thưa) theo đúng kỹ thuật.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com, medicalnewstoday.com

Link nội dung: https://ausp.edu.vn/nan-mun-co-tot-khong-a18265.html