Người bị cận thị có thể chia thành nhiều cấp độ. Trong đó nếu nhận biết được dấu hiệu bị cận nhẹ và có biện pháp xử trí phù hợp, bạn sẽ hạn chế tối thiểu những biến chứng trên thị lực và bảo vệ mắt một cách tốt nhất. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu những dấu hiệu và cách xử trí trường hợp cận nhẹ nhé!
Cận thị là tình trạng thị lực kém, khiến cho đôi mắt không nhìn rõ những đối tượng xa, dù cho những đối tượng ấy sáng, lớn và rõ ràng. Cận thị có thể chia thành nhiều cấp độ trong đó những người bị cận từ - 0,25 Diop đến dưới - 3 Diop được gọi là cận nhẹ. Dưới đây là một số dấu hiệu bị cận nhẹ mà bạn cần lưu ý:
Những trường hợp cận nhẹ thường dễ kiểm soát nhưng khó nhận ra sớm, nhất là ở trẻ nhỏ. Vậy nên bố mẹ cần nắm rõ những dấu hiệu bị cận nhẹ để kịp thời can thiệp cho con. Ngoài những biểu hiện kể trên, bố mẹ có thể chú ý trẻ bị cận thường có xu hướng chép bài chậm hay phải mượn vở của bạn để chép bài thay vì nhìn lên bảng. Trẻ cũng không thích đọc sách, báo hay vẽ tranh.
Ngoài ra khi tập trung học tập, viết hay vẽ trẻ thường xuyên dụi mắt và mỏi mắt, chảy nước mắt. Tốt nhất khi nghi ngờ dấu hiệu bị cận nhẹ, bố mẹ nên nhanh chóng đưa con đi khám bác sĩ để được thăm khám xác định và đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Nếu không chữa trị để giảm độ cận hoặc xóa cận thị thì bệnh nhân sẽ cần sử dụng kính để cải thiện thị lực. Thông thường, với độ cận thấp hơn -1 Diop, thị lực của bệnh nhân chưa bị ảnh hưởng nhiều, vì vậy không cần phải đeo kính thường xuyên. Tuy nhiên, khi lái xe, làm việc hay đọc sách báo vẫn cần sử dụng kính. Với độ cận từ -1 đến -1,75 Diop, bệnh nhân nên đeo kính khi đọc sách, lái xe, nhìn xa hoặc khi sử dụng các thiết bị điện tử. Với độ cận từ -2 Diop đến -3 Diop, việc sử dụng kính thường xuyên trong sinh hoạt hàng ngày là cần thiết để tránh sự điều tiết quá nhiều của mắt, gây quá tải cho mắt.
Một số quan niệm cho rằng người bị cận nhẹ thì không cần đeo kính, vì có thể làm tăng độ cận nhanh chóng. Tuy nhiên việc đeo kính phù hợp theo chỉ dẫn của nhân viên y tế sẽ giúp hỗ trợ sinh hoạt hàng ngày mà không bị ảnh hưởng bởi thị lực suy giảm. Kính cận không phải là nguyên nhân gây tăng độ cận mà ngược lại trong một số trường hợp không dùng kính hỗ trợ, mắt phải điều tiết nhiều hơn dễ đến suy giảm thị lực nhanh hơn.
Những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn bảo vệ đôi mắt khỏi nguy cơ bị cận thị hoặc ngăn chặn cận thị tiến triển nặng hơn:
Phải ngồi liền một chỗ trong một thời gian dài khi sử dụng máy tính hoặc xem điện thoại di động có thể gây căng thẳng cho mắt. Do đó, hạn chế sử dụng các thiết bị này và tạo cho mình một khoảng thời gian nghỉ ngơi sau mỗi giờ làm việc.
Điều chỉnh ánh sáng trên màn hình điện tử và giảm độ sáng của màn hình. Nếu có thể, đặt màn hình máy tính ở một khoảng cách vừa phải từ mắt (khoảng 50 đến 70 cm).
Cung cấp dinh dưỡng cho mắt bằng việc ăn uống đầy đủ các chất bổ sung vitamin A, E và C, selen, kẽm và omega - 3. Một số thực phẩm này bao gồm cá hồi, quả bơ, trứng, các loại quả mọng, sữa và các sản phẩm từ sữa,... Ngoài ra, trong nhiều trường hợp bạn cũng có thể bổ sung thêm một số viên uống bảo vệ mắt, tăng cường thị lực.
Một số bài tập cho mắt như bài tập nhìn xa có thể giúp giảm căng thẳng, mắt trở nên thoải mái hơn, giảm bớt triệu chứng mờ nhoè khó chịu và tăng cường thị lực. Mỗi ngày bạn có thể dành từ 15 - 20 phút để tập luyện mắt. Ngoài ra kết hợp với một số động tác mát xa xoa dịu đôi mắt, giảm mỏi mắt.
Nếu chúng ta phải tiếp xúc với ánh sáng màu xanh lam phát ra từ các thiết bị điện tử quá nhiều, thì việc đeo kính chống ánh sáng xanh có ảnh hưởng tốt đến mắt.
Đi khám mắt định kỳ ít nhất mỗi năm một lần để theo dõi tình trạng mắt và có biện pháp phòng ngừa sớm những tình trạng bệnh liên quan đến mắt.
Tránh tiếp xúc với ánh sáng quá mức là một trong những thói quen bảo vệ mắt hiệu quả. Ánh sáng mạnh có thể gây căng thẳng cho mắt và gây tổn thương cho võng mạc, đặc biệt là ánh sáng có tần số cao như ánh sáng xanh lam. Điều này có thể dẫn đến việc xuất hiện các triệu chứng như chói mắt, khó chịu và đau đầu.
Hy vọng qua bài viết trên đây bạn đã nắm được các dấu hiệu bị cận nhẹ để có thể nhận biết tình trạng này sớm. Hiện nay cận thị đang ngày càng phổ biến nhất là ở trẻ em. Vậy nên các bậc phụ huynh cần chú ý những biểu hiện của cận thị để nhanh chóng can thiệp và bảo vệ đôi mắt sáng khỏe cho trẻ nhé!
Quỳnh Vi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/nhan-biet-dau-hieu-bi-can-nhe-va-cach-xu-ly-a18250.html