Ăn bột sắn dây giúp thanh nhiệt nên đây là món ăn được ưa chuộng vào mùa hè nóng bức. Tuy nhiên, bột sắn dây không thể ăn cùng với một số loại thực phẩm vì chúng kỵ nhau và có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Vậy bột sắn dây kỵ với gì? Tham khảo ngay bài viết để biết cách dùng bột sắn dây hiệu quả an toàn.
Sắn dây là một loại cây dây leo, có rễ phát triển thành củ to và dài, có củ to bằng bắp chân người trưởng thành. Khi thu hoạch sắn, người ta chủ yếu thu hoạch củ nhưng lá và rễ cũng có thể dùng làm thuốc.Tinh bột sắn là loại tinh bột thơm ngon, giàu dinh dưỡng được chiết xuất từ củ sắn dây. Bột của nó có màu trắng và mịn, thường được dùng để pha nước uống hoặc dùng trong nấu ăn.
Bột sắn dây được chế biến bằng cách dùng củ sắn sau khi đã làm sạch, mài hoặc xay nhuyễn cùng với nước. Hỗn hợp đó sau khi để qua đêm, phần bột sắn dây sẽ lắng xuống bên dưới. Đổ phần nước thừa đi, ta đem phần bột này bẻ thành từng miếng nhỏ rồi đem đi phơi khô.
Trong Đông y, bột sắn dây là vị thuốc nổi tiếng với nhiều công dụng:
Từ lâu, tinh bột sắn và mật ong là hai loại thực phẩm cấm kỵ. Khi sử dụng chung hai loại thực phẩm trên sẽ không tạo ra bất kỳ giá trị dinh dưỡng nào. Ngược lại, sự kết hợp này còn có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn.
Một số thông tin cho rằng ăn sắn dây với mật ong sẽ tạo ra chất độc chết người. Trên thực tế thông tin này không chính xác và đã được chuyên gia y tế xác nhận. Tuy nhiên chúng ta vẫn nên hạn chế ăn chung hai loại thực phẩm này với nhau vì sẽ gây ra sự khó chịu ở hệ tiêu hóa.
Nhiều người cho rằng trộn hoa bưởi, hoa sen, hoa nhài và tinh bột sắn có thể giúp tăng hương vị. Tuy nhiên, ít người biết rằng hoa bưởi, hoa sen và hoa nhài là 3 loại thực phẩm nằm trong danh sách kiêng kỵ bột sắn dây.
Sự kết hợp trên sẽ làm mất đi hàm lượng dinh dưỡng và công dụng vốn có của bột sắn dây. Không những vậy, nó còn có thể gây ra một số ảnh hưởng tới sức khỏe như: Chướng bụng, khó tiêu.
Thói quen sử dụng nước lạnh để pha bột sắn dây đã được các chuyên gia y tế khẳng định là có hại cho sức khỏe. Bột sắn dây thường được chế biến thủ công bằng tay và chưa loại bỏ hết tạp chất nên dễ bị nhiễm khuẩn. Vì vậy, khi pha bột sắn dây với nước lạnh có thể gây đau bụng, tiêu chảy do vi trùng không được tiêu diệt bằng nước đun sôi.
Đường là một thành phần hạn chế sử dụng chung với bột sắn dây. Theo Đông y, bột sắn dây có tính ngọt, tính mát. Món ăn này có tác dụng giải rượu, giảm đau, hạ sốt rất tốt. Ngoài công dụng làm thuốc, sắn dây còn là thức uống giải khát hiệu quả, vừa giải khát, vừa làm đẹp.
Tuy nhiên, khi sử dụng tinh bột sắn không nên cho quá nhiều đường. Nguyên nhân là do sắn vốn có vị ngọt. Nếu thêm đường sẽ gây ra nhiều vấn đề không tốt cho sức khỏe, dễ mắc các bệnh về tim mạch, thừa cân, béo phì.
Bây giờ bạn đã biết bột sắn dây kỵ với gì, bạn có thể cân nhắc thêm một lưu khi sử dụng loại thực phẩm này. Để tận dụng tối đa lợi ích và công dụng của bột sắn dây, bạn đừng bỏ qua những lưu ý dưới đây:
Việc sử dụng những loại thực phẩm kỵ với sắn dây chung với nhau có thể sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe. Mong rằng những thông tin bột sắn dây kỵ với gì sẽ giúp bạn sử dụng bột sắn dây hiệu quả và an toàn.
Xem thêm: Hướng dẫn bạn cách uống sắn dây thải độc đúng cách
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/bot-san-day-ky-voi-gi-nhung-luu-y-khi-dung-bot-san-day-a18245.html