Quy Trình Sản Xuất Sữa Chua Công Nghiệp

Sữa chua là một loại thực phẩm ưa thích của nhiều gia đình. Nó không chỉ ngon, nhiều hương vị mà còn rất tốt cho sức khỏe. Hiện nay, có rất nhiều hãng sản xuất sữa chua lớn tại Việt Nam. Tiêu biểu như sữa chua TH True yogurt, sữa chua Vinamilk, sữa chua Nutimilk, sữa chua Ba Vì… Ngoài ra, còn có các loại sữa chua handmade do các cá nhân, hộ kinh doanh làm ra. Các loại sữa chua handmade thường được làm thủ công. Trong khi các hãng lớn hơn phải áp dụng dây chuyền sản xuất sữa chua do số lượng bán ra phủ rộng toàn quốc. Một cốc sữa chua ngon, mịn, tốt cho sức khỏe được làm ra như thế nào? Hãy cùng Đức Phát tìm hiểu quy trình sản xuất sữa chua ngày nay nhé!

Quy trình sản xuất sữa chua trong công nghiệp

Cách làm sữa chua thủ công tại nhà rất đơn giản. Tuy nhiên, bạn đã biết quy trình sản xuất sữa chua theo dây chuyền thực hiện như thế nào chưa?

Quy Trình Sản Xuất Sữa Chua Công Nghiệp

Sơ đồ quy trình sản xuất sữa chua

Bước 1: Nhập nguyên liệu

Bước đầu tiên trong quy trình làm sữa chua công nghiệp là nhập nguyên liệu và kiểm tra chất lượng sữa. Nguyên liệu sản xuất sữa chua thường có sữa bò tươi, sữa bột gầy, sữa bột béo, nước và một số chất ổn định, hương liệu.

Sữa chua cũng giống như sữa, yêu cầu rất cao về môi trường sản xuất. Vì vậy trước khi nhập nguyên liệu, cơ sở sản xuất sữa chua phải kiểm tra, tiệt trùng các dụng cụ chứa sữa tươi. Sau khi tiệt trùng các dụng cụ, bộ phận tiếp xúc trực tiếp với nguyên liệu, sữa sẽ được đổ vào khuấy đều, đo nhiệt độ và kiểm tra các chỉ số.

Bước 2: Phối trộn

Bước 3: Gia nhiệt

Công đoạn xử lý nhiệt là việc sử dụng nhiệt để ức chế đến mức tối đa, làm biến tính protein có trong sữa, tạo ra khối đông với cấu trúc ổn định khi lên men lactic.

Nâng nhiệt độ hỗn hợp sữa lên 60°C trong khi khuấy đều. Duy trì nhiệt độ này trong khoảng 5 phút để đảm bảo tất cả các vi khuẩn có hại bị tiêu diệt.

Bước 4: Đồng hóa lần 1

Đồng hóa là việc tổng hợp các chất thành một cấu trúc gắn liền, bền chặt với nhau. Việc đồng hóa sẽ ngăn ngừa sự tách lớp của kem khi ủ và lên men, giảm đường kính của các hạt chất béo vào micelle casein, tránh hiện tượng chất béo bị tách pha.

Sử dụng máy đồng hóa để tạo áp suất cao (khoảng 200 bar) lên hỗn hợp sữa. Quá trình này giúp phá vỡ các hạt béo và phân tán các chất khác nhau, tạo thành hỗn hợp đồng nhất.

Bước 5: Làm lạnh lần 1

Sau khi thanh trùng, sữa được làm lạnh xuống 4 - 8 độ C theo ba giai đoạn:

Mức nhiệt này sẽ được giữ ổn định trong 5 - 20 giờ.

Bước 6: Thanh trùng lần 1

Công đoạn thanh trùng là quá trình tiêu diệt các vi sinh vật không nên có trong sữa, giúp sữa có tính an toàn hơn, chỉ giữ lại môi trường thích hợp cho các vi sinh vật cần thiết phát triển.

Quá trình thanh trùng thực hiện ở 95 độ C trong 1 phút. Việc nâng nhiệt độ của sữa sẽ thực hiện ở ngăn đầu tiên của thiết bị trao đổi nhiệt dạng tấm thông qua trao đổi nhiệt với nước nóng. Nhiệt độ thanh trung bình được cài đặt và kiểm soát bởi điều khiển nhiệt tự động.

Bước 7: Đồng hóa lần 2

Lần đồng hóa thứ hai trong công nghệ sản xuất sữa chua giúp ổn định các thành phần, tạo điều kiện thuận lợi cho các bước tiếp theo.

Đồng hóa hỗn hợp sữa một lần nữa ở 95°C và áp suất 200 bar.

Bước 8: Hạ nhiệt

Bước tiếp theo của quy trình làm sữa chua công nghiệp là làm nguội. Sữa được làm nguội xuống 45 độ C đây là nhiệt độ thích hợp cho quá trình lên men của vi khuẩn lactic.

Bước 9: Lên men

Sau khi làm nguội, sữa được lên men bằng cách cấy giống vào sữa rồi nuôi ở nhiệt độ thích hợp. Giống khi phát triển sẽ làm sữa đông tụ lại.

Cơ chế lên men sữa có ba dạng lên men chính: lên men lactic, lên men rượu, lên men butyric. Trong đó, lên men lactic là phổ biến và được sử dụng nhiều nhất trong công nghệ sản xuất sữa chua.

Lượng men sử dụng: Lượng men sử dụng thường chiếm 5% tổng khối lượng sản phẩm.

Bước 10: Làm lạnh lần 2

Bây giờ, sữa đã lên men và có độ đông tụ nhất định. Sữa sẽ được chuyển sang giai đoạn làm lạnh lần 2. Công nhân sẽ mở cánh khuấy 2 - 3 phút sau khi ngưng ủ để làm lạnh sữa xuống 15 - 20 độ C trong vài giờ. Việc làm lạnh sẽ khiến quá trình lên men yếu dần. Khi sữa đạt 10 độ C thì việc lên men kết thúc. Quá trình sản xuất sữa chua đến đây cơ bản đã hoàn thành.

Bước 11: Đóng gói

Quy Trình Sản Xuất Sữa Chua Công Nghiệp

Khi đã có thành phẩm sữa chua, chúng sẽ được đem đi đóng gói. Do bao bì sữa chua rất đa dạng nên các máy đóng gói được ứng dụng cũng vô cùng nhiều lựa chọn.

Tại sao doanh nghiệp sản suất sữa chua nên trang bị dây chuyền chiết rót sữa chua hiện đại?

Như bạn đã thấy, sữa chua là một sản phẩm có quy trình sản xuất phức tạp, yêu cầu mức độ thanh trùng cao. Chính vì vậy, các thiết bị, máy sản xuất sữa chua thường được các nhà máy sữa chua ứng dụng để đảm bảo sự tham gia của con người là tối thiểu. Mọi công đoạn từ khi nhập liệu cho đến bước đóng gói đều cần vô trùng để không có sự xâm nhập của các vi khuẩn không mong muốn. Vì vậy, doanh nghiệp nên trang bị những thiết bị sản xuất sữa chua và dây chuyền chiết rót sữa chua hiện đại.

Quy Trình Sản Xuất Sữa Chua Công Nghiệp

Những dây chuyền chiết rót sữa chua không chỉ đảm bảo môi trường sạch, an toàn cho sản phẩm mà còn đem lại hiệu suất cao. Dây chuyền phù hợp với việc sản xuất sữa chua công nghiệp số lượng lớn. Bên cạnh đó, dây chuyền chiết rót giúp tự động hóa, chuyên nghiệp hóa quy trình công nghệ sản xuất sữa chua, nâng tầm chất lượng cho sản phẩm.

Hiện tại, Đức Phát là đơn vị nhập khẩu và cung cấp các thiết bị sản xuất và đóng gói sữa chua đạt tiêu chuẩn chất lượng của các bộ ngành. Bạn có nhu cầu tìm mua dây chuyền sản xuất sữa chua, dây chuyền chiết rót sữa chua vui lòng tham khảo website của Đức Phát. Liên hệ ngay theo hotline 0919476666 để nhận tư vấn và báo giá miễn phí!

Link nội dung: https://ausp.edu.vn/quy-trinh-san-xuat-sua-chua-cong-nghiep-a18238.html