Điểm danh ngay dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ theo từng giai đoạn

1. Dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ điển hình

Bé bị viêm phế quản ho nhiều chỉ là một trong những dấu hiệu của bệnh, đặc biệt khi bệnh xuất hiện ở trẻ sơ sinh thì dấu hiệu bệnh rất khó nhận biết và phân biệt. Các mẹ nên để ý từng dấu hiệu nhỏ như trẻ bú ít hoặc bỏ bú, chán ăn, đau ngực, nôn ói, khóc nhiều vì khó thở,… Viêm phế quản sẽ gây tăng tiết dịch nhầy kết hợp với viêm làm hẹp đường thở nên trẻ sẽ ho nhiều, thở nhanh, khó thở. Cần chú ý đến cả những cơn ho kéo dài và sốt xuất hiện đến tuần thứ 2 không thuyên giảm thì khả năng cao trẻ đã mắc bệnh.

Điểm danh ngay dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ theo từng giai đoạn

Dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ khá dễ nhận biết

Khi viêm phế quản, trẻ bắt đầu ho nhiều hơn, có cảm giác đau rát cổ họng và xuất hiện đờm đục hoặc có màu vàng hay xanh. Ngoài sốt ra trẻ có thể có cảm giác đau ngực, mệt mỏi,chán ăn hoặc nôn ói. Ho có đờm màu xám, xanh hoặc xanh vàng. Cùng với đó là sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, đau ngực.

Bệnh có diễn tiến như sau:

Đầu tiên, trẻ xuất hiện triệu chứng viêm long đường hô hấp trên với triệu chứng ho khan, sốt nhẹ, sổ mũi, hắt hơi.

Sau đó, trẻ có thể sốt cao hơn, kèm với đó là triệu chứng thở bằng miệng, thở nhanh, thở khò khè. Làn da của trẻ cũng trở nên xanh xao, tím tại hơn, rối loạn tiêu hóa nhẹ.

Điểm danh ngay dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ theo từng giai đoạn

Sốt là triệu chứng đặc trưng của viêm phế quản

Cha mẹ cần theo dõi sát sao nếu trẻ xuất hiện dấu hiệu viêm phế quản tiến triển nguy hiểm với các dấu hiệu:

Trẻ bị viêm phế quản cần được đưa tới cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời và được bác sĩ theo dõi triệu chứng. Các biến chứng nặng xảy ra có thể đe dọa tới sức khỏe và tính mạng của trẻ.

2. Điều trị viêm phế quản ở trẻ

Viêm phế quản ở trẻ thường không gây nguy hiểm nhưng nếu chủ quan, bệnh hoàn toàn có thể gây biến chứng xấu như viêm phổi, viêm tai giữa, suy hô hấp đe dọa đến sự sống của trẻ. Vì vậy, việc điều trị sớm, đúng nguyên nhân đúng phác đồ là rất quan trọng.

Điểm danh ngay dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ theo từng giai đoạn

Viêm phế quản do virus chưa có thuốc đặc hiệu

Dưới đây là các phương pháp điều trị phổ biến:

2.1. Điều trị nguyên nhân

Dựa theo nguyên nhân gây bệnh, phác đồ điều trị viêm phế quản cũng khác nhau. Nếu tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, sử dụng kháng sinh theo phác đồ điều trị là cần thiết để đẩy lùi bệnh, tránh tình trạng vi khuẩn phát triển gây bội nhiễm.

Với trường hợp viêm phế quản do virus, hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, kháng sinh không có hiệu quả tiêu diệt tác nhân gây bệnh, chủ yếu là điều trị triệu chứng.

2.2. Điều trị triệu chứng

Viêm phế quản thường gây các triệu chứng sốt cao, đau họng, ho, khó thở, mất nước,… Dựa theo mức độ triệu chứng, trẻ sẽ được chỉ định điều trị thích hợp như: Bù nước điện giải cho trẻ có tình trạng mất nước, trẻ khó thở do tích đờm cần dùng thuốc làm loãng đờm hoặc thuốc giãn phế quản để dễ thở hơn.

2.3. Điều trị suy hô hấp

Viêm phế quản nặng khiến trẻ khó thở nhiều, thở gắng sức nhưng vẫn thiếu oxy gây tím tái cơ thể, co rút lồng ngực,… Lúc này cần đến sự can thiệp hỗ trợ thở bằng thở oxy hoặc thở máy, nặng hơn có thể phải can thiệp mở đường thở.

2.4. Điều trị hỗ trợ

Các phương pháp điều trị hỗ trợ được áp dụng cho bệnh viêm phế quản ở trẻ là:

Vệ sinh mũi họng sạch sẽ cho trẻ giúp giảm ho

3. Làm gì để phòng ngừa trẻ bị viêm phế quản ho nhiều?

Trẻ mắc phải bệnh lý này luôn khiến các bậc phụ huynh lo lắng, để phòng tránh bệnh có thể áp dụng một số biện pháp sau:

3.1. Vệ sinh sạch sẽ mũi họng cho trẻ

Có thể dùng nước muối sinh lý, nước muối biển để làm sạch, sát khuẩn đường hô hấp trên cho trẻ thường xuyên, nhất là sau khi trẻ ra ngoài hoặc tiếp xúc với không khí bẩn.

3.2. Tăng cường sức đề kháng cho trẻ

Sức đề kháng của trẻ sơ sinh có khỏe mạnh hay không phụ thuộc rất lớn vào sự chăm sóc từ khi trẻ còn trong bụng mẹ lẫn những năm tháng đầu đời. Khi mang thai, thai phụ cần lưu ý đến vấn đề dinh dưỡng, nghỉ ngơi và sức khỏe bản thân để trẻ có điều kiện phát triển tốt nhất. Sau khi sinh, cần đảm bảo cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, sau đó trẻ có thể uống thêm sữa công thức, ăn dặm và cai sữa sau 18 tháng.

Bên cạnh đó, các trẻ lớn hơn cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ gồm 4 nhóm thực phẩm cơ bản và các dinh dưỡng vi lượng khác.

3.3. Tạo môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ

Viêm phế quản ở trẻ nói riêng và các bệnh hô hấp nói chung sẽ được phòng ngừa tốt hơn nếu trẻ được sống trong môi trường vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát, thoáng vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.

Điểm danh ngay dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ theo từng giai đoạn

Chất lượng không khí tốt giúp trẻ có hệ hô hấp khỏe mạnh hơn

3.4. Hướng dẫn trẻ tự vệ sinh cá nhân

Trẻ mắc viêm phế quản có thể do lây nhiễm vi khuẩn, virus từ vật dụng xung quanh, hãy dạy trẻ rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ y tế uy tín mà nhiều phụ huynh lựa chọn khi trẻ bị viêm phế quản và các bệnh lý tai mũi họng khác. Tại đây, trẻ sẽ được thăm khám trực tiếp bởi bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, điều trị đúng nguyên nhân, an toàn và hiệu quả.

Để được tư vấn trực tiếp, cha mẹ có thể đưa trẻ tới Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC gần nhất hoặc liên hệ hotline 1900565656.

Link nội dung: https://ausp.edu.vn/diem-danh-ngay-dau-hieu-viem-phe-quan-o-tre-theo-tung-giai-doan-a18105.html