Chu kỳ rụng trứng là gì? Tính thời điểm rụng trứng như thế nào?

Rụng trứng là là khái niệm quen thuộc và là yếu tố không thể thiếu để phụ nữ có thể mang thai. Vậy cụ thể rụng trứng là gì? Chu kỳ rụng trứng diễn ra như thế nào. Hãy cùng chúng tôi trả lời các câu hỏi trên qua bài viết dưới đây.

Rụng trứng là gì?

Rụng trứng là một phần của chu kỳ kinh nguyệt, xảy ra khi trứng trưởng thành được phóng ra khỏi buồng trứng. Hiện tượng trứng rụng này xuất phát từ sự phát triển, trưởng thành của nang trứng ở một trong các buồng trứng.

Các nang trứng này thường bắt đầu phát triển từ ngày 6 đến - 14 của chu kỳ kinh nguyệt sau đó được phóng thích ra khỏi buồng trứng từ ngày 10 - 14 của chu kỳ.

Chu kỳ rụng trứng là gì? Tính thời điểm rụng trứng như thế nào?
Rụng trứng xảy ra khi trứng trưởng thành được phóng ra khỏi buồng trứng

Khi trứng được giải phóng sẽ được đẩy vào ống dẫn trứng và ở đó từ 12 đến 24 giờ. Khi ở trong ống dẫn trứng, trứng có thể gặp tinh trùng để thụ tinh hoặc không.

Nếu được thụ tinh, trứng sẽ di chuyển về tử cung, sau đó bắt đầu quá trình phân chia tế bào đến khi phôi nang hình thành. Phôi nang được hình thành sẽ làm tổ tại tử cung, bắt đầu quá trình mang thai. Nếu trứng không được thụ tinh, trứng sẽ bị thoái hóa, và niêm mạc tử cung bong xuất ra ngoài theo kinh.

Thông thường, mỗi chu kỳ rụng trứng sẽ có một nang noãn (trứng) trưởng thành, phát triển và rụng khỏi buồng trứng. Tuy vậy, có những trường hợp có thể rụng 2, thậm chí 3 trứng hay nhiều hơn nữa trong một chu kỳ kinh.

Chu kỳ rụng trứng của phụ nữ là gì?

Chu kỳ rụng trứng của phụ nữ là khoảng thời gian từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt đến ngày rụng trứng. Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ kéo dài từ 28 đến 32 ngày. Thời gian rụng trứng thường xảy ra khoảng giữa chu kỳ, tức là khoảng giữa ngày 14 và 16.

Việc xác định độ dài của chu kỳ rụng trứng và thời điểm ngày rụng trứng có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cơ hội mang thai hoặc có thể là một cách để phòng tránh thai:

Chu kỳ rụng trứng là gì? Tính thời điểm rụng trứng như thế nào?
Việc xác định độ dài của chu kỳ rụng trứng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình sinh sản

Cách tính ngày rụng trứng của phụ nữ

Thời điểm rụng trứng có liên quan chặt chẽ đến mức độ trưởng thành của nang noãn và sự thay đổi nồng độ các hormon hướng dục FSH và LH của tuyến yên cũng như hormon estrogen của buồng trứng. Khi nồng độ của các Luteinizing hormone (hormone LH) và estrogen đạt cực đại sẽ gây ra hiện tượng rụng trứng. Việc xác định ngày rụng trứng có thể dựa trên chu kỳ kinh nguyệt, que thử trứng hay phương pháp siêu âm theo dõi nang trứng:

Dựa vào chu kỳ kinh nguyệt

Một chu kỳ kinh nguyệt sẽ được tính từ ngày bắt đầu xuất hiện máu kinh đến ngày hành kinh trong tháng tiếp theo. Thường mỗi chu kỳ kinh nguyệt sẽ có độ dài từ 28 - 35 ngày hoặc lâu hơn. Tuy nhiên mỗi phụ nữ lại cho chu kỳ kinh nguyệt khác nhau. Nếu chu kỳ này lặp lại hàng tháng ổn định thì được xem là chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Ngược lại nếu các chu kỳ diễn ra lâu hơn 35 ngày hoặc ít hơn 28 ngày thì được coi là rối loạn kinh nguyệt.

Chu kỳ rụng trứng là gì? Tính thời điểm rụng trứng như thế nào?
Thông thường có thể xác định ngày rụng trứng thông qua chu kỳ kinh nguyệt

Để xác định thời điểm rụng trứng chính xác theo chu kỳ kinh nguyệt, chị em cần theo dõi và chu kỳ kinh nguyệt trong khoảng 6 tháng liên tục. Đối với trường hợp chu kỳ kinh nguyệt lặp lại tương đồng hoặc không chênh lệch quá nhiều thì việc xác định ngày rụng trứng có thể áp dụng theo công thức: Ngày rụng trứng = số ngày chu kỳ kinh nguyệt - 14 ngày.

Do đó nếu nếu chu kỳ kinh là 28 ngày, thời điểm rụng trứng sẽ xảy ra vào khoảng ngày thứ 14 của chu kỳ kinh. Nếu chu kỳ kinh nguyệt là 32 ngày thì thời điểm rụng trứng thường sẽ xảy ra vào khoảng ngày thứ 18 của chu kỳ kinh.

Trong trường hợp chu kỳ kinh nguyệt theo dõi diễn ra không đều, chị em nên ghi lại chu kỳ kinh của mình ít nhất khoảng 12 tháng. Sau khi đã ghi chép về chu kỳ kinh nguyệt, hãy xác định chu kỳ dài nhất và ngắn nhất.

Thời gian rụng trứng sẽ được tính theo số ngày của chu kỳ kinh ngắn nhất trừ đi 18 và số ngày của chu kỳ kinh dài nhất trừ 11. Ví dụ: Chẳng hạn bạn có chu kỳ kinh ngắn nhất là 27 ngày, dài nhất là 33 ngày lúc này, thời điểm rụng trứng sẽ rơi vào khoảng ngày thứ 9 cho đến ngày 22 của kỳ kinh.

Dựa vào que thử trứng

Que thử rụng trứng là một công cụ dùng để xác định ngày rụng trứng nhanh chóng thông qua sự tăng nồng độ hormone LH có trong nước tiểu. Kết quả có thể được xác định trong vòng 3 - 5 phút.

Khi sử dụng que thử rụng trứng cần phải chú ý theo dõi từ lúc ban đầu đến lúc bắt đầu chuyển sang dương tính để xác định kết quả chính xác nhất. Khi que thử trứng rụng xuất hiện hai vạch tức là kết quả dương tính hay bạn đang rụng trứng.

Dựa vào nhiệt độ

Thông thường, nhiệt độ cơ thể sẽ giảm vào những ngày đầu kỳ kinh, sau đó sẽ tăng lên khi đến ngày rụng trứng. Vậy nên, để áp dụng phương pháp này trong việc tính ngày rụng trứng thì chị em có thể đo thân nhiệt của mình mỗi ngày, rồi ghi chép lại để dễ dàng kiểm soát.

Chu kỳ rụng trứng là gì? Tính thời điểm rụng trứng như thế nào?
Có thể sử dụng que thử rụng trứng và phương pháp đo nhiệt độ để xác định ngày rụng trứng

Tuy nhiên, trong một số trường hợp lại không cảm nhận được sự thay đổi nhiệt độ cho đến hai, ba ngày sau thời điểm thụ thai. Lúc này, nhiệt độ của có tăng lên nhưng quá trình rụng trứng có thể xảy ra rồi.

Siêu âm theo dõi nang trứng

Siêu âm là phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp xác định chính xác thời gian rụng trứng. Phương pháp này thường được áp dụng để xác định ngày rụng trứng đối với những người có kinh nguyệt không đều. Tuy nhiên để thực hiện phương pháp này cần phải đến các cơ sở y tế uy tín.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về khái niệm rụng trứng cũng như là chu kỳ rụng trứng của phụ nữ. Việc tính toán thời điểm rụng trứng giúp lựa chọn được thời điểm vàng để mang thai, tăng tỷ lệ có con hoặc sử dụng như một biện pháp tránh thai tự nhiên.

Xem thêm:

Link nội dung: https://ausp.edu.vn/chu-ky-rung-trung-la-gi-tinh-thoi-diem-rung-trung-nhu-the-nao-a17984.html