Progesterone là một loại hormone nội sinh được cơ thể người phụ nữ sản xuất, cụ thể là buồng trứng, nhau thai (trong giai đoạn mang thai) và tuyến thượng thận. Tại mỗi thời điểm của chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể tiết ra lượng hormone Progesterone khác nhau phù hợp với hoạt động của tử cung, buồng trứng và các cơ quan khác của hệ sinh sản.
Progesterone là một loại hormone nội sinh của cơ thể người
Bên cạnh tham gia duy trì và điều hòa hoạt động sinh sản của phụ nữ, Progesterone cũng thuộc nhóm các hormone Steroid - là chất chuyển hóa trung gian để sản xuất steroid nội sinh khác. Progesterone có cấu trúc tương đối phức tạp, gồm các nhóm chức như ceton, nhóm chức năng oxi hóa và nhánh methyl gắn trên 2 vòng hydrocarbon liền kề.
Progesterone có tính kị nước.
Với sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản của người phụ nữ nói riêng, Progesterone có vai trò quan trọng, cụ thể như sau:
Progesterone kết hợp với estrogen là hai hormone sinh dục nữ chính thực hiện chức năng điều hòa chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ, kéo dài từ 28 - 31 ngày tùy vào cơ địa. Theo từng giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt, nồng độ hormone Progesterone cơ thể tiết ra là khác nhau, cụ thể:
Ở giai đoạn nang noãn (trước khi rụng trứng), nồng độ Progesterone trong huyết thanh thấp, chỉ từ 0,2 - 1,5 ng/ml.
Progesterone có vai trò quan trọng trong điều hòa kinh nguyệt
Khi nồng độ hormone LH tăng cao đạt đỉnh, hiện tượng rụng trứng sẽ xảy ra, các tế bào hoàng thể trong nang noãn bị vỡ. Sau đó, tín hiệu tăng sản xuất Progesterone sẽ được gửi đi để đáp ứng với LH.
Ở giai đoạn hoàng thể, sau rụng trứng thì nồng độ Progesterone sẽ tăng rất nhanh. Đến trước ngày hành kinh khoảng 7 ngày, nồng độ Progesterone đạt đỉnh, nồng độ lúc nào cao hơn ở phụ nữ mang thai.
Lúc này, tùy thuộc vào việc trứng có được thụ tinh hay không mà cơ quan sản xuất Progesterone sẽ nhận tín hiệu tương ứng. Nếu trứng không được thụ tinh, nồng độ Progesterone sẽ giảm dần trong 4 ngày cuối chu kỳ kinh nguyệt, tương ứng với quá trình thoái hóa thể vàng.
Nếu trứng được thụ tinh, thể vàng duy trì giữ cho nồng độ Progesterone ở mức cao. Sau đó, nhau thai hình thành và cũng tiết Progesterone để duy trì nồng độ hormone cao trong suốt thai kỳ. Hormone Progesterone còn có vai trò quan trọng với sức khỏe thai kỳ cũng như sự phát triển của thai nhi.
Ở phụ nữ mang thai, Progesterone được duy trì ổn định ở mức cao để thực hiện nhiều chức năng như:
Progesterone giống như một hormone an thai để ngăn chặn các cơn co thắt tử cung, đảm bảo cổ tử cung luôn được đóng kín, thai nhi làm tổ an toàn và ổn định trong tử cung.
Progesterone tăng cao trong suốt quá trình mang thai
Progesterone hỗ trợ quá trình làm tổ của trứng: Trứng sau khi được thụ tinh sẽ di chuyển vào trong tử cung rồi bắt đầu giai đoạn làm tổ. Trước và trong quá trình này, hormone Progesterone cũng thực hiện nhiệm vụ kích thích niêm mạc tử cung phát triển dày hơn, đảm bảo điều kiện tốt nhất để đón trứng.
Progesterone được nhau thai sản xuất một phần để duy trì nồng độ cao suốt thai kỳ, kể cả những ngày trước sinh để bảo vệ thai nhi phát triển bình thường, ngăn ngừa co thắt tử cung và tình trạng đẻ non.
Progesterone đảm bảo dinh dưỡng cho thai nhi: Bằng tác dụng tăng huyết động mạch và glycogen trong niêm mạc tử cung, Progesterone giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, đảm bảo đủ dinh dưỡng.
Progesterone tham gia tạo nút nhầy cổ tử cung, giúp cổ tử cung đóng kín và ngăn ngừa hoàn toàn với tác nhân gây bệnh từ bên ngoài có thể xâm nhập. Từ đó bảo vệ thai nhi phát triển tránh sự gây hại của vi khuẩn.
Sau khi thai nhi phát triển khỏe mạnh và được sinh ra, hormone Progesterone của cơ thể mẹ cũng tham gia vào quá trình tạo sữa. Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng, đầy đủ nhất cho trẻ phát triển khỏe mạnh trong những tháng năm đầu tiên của cuộc đời.
Progesterone giúp cơ thể mẹ sản xuất sữa nuôi con tốt hơn
Progesterone chủ yếu được nhắc đến với vai trò hỗ trợ sinh sản ở phụ nữ, thực tế ở nam giới một lượng nhỏ hormone này cũng được sản xuất, tham gia vào quá trình phát triển của tinh trùng.
Có thể thấy, Progesterone có vai trò rất quan trọng với sức khỏe sinh sản của phụ nữ và nuôi dưỡng thai trong thai kỳ. Sự thiếu hụt Progesterone có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, gây ra nhiều ảnh hưởng như:
Với phụ nữ, sự mất cân bằng Progesterone sẽ gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt và các vấn đề sức khỏe liên quan. Tuy nhiên kinh nguyệt không đều không hoàn toàn do Progesterone, nguyên nhân có thể là thiếu hụt Estrogen hoặc hai hormone này không phối hợp ăn ý tốt với nhau.
Trong 3 tháng thai nghén đầu tiên, nếu mẹ bầu bị thiếu hụt Progesterone, thai nhi có nguy cơ bị ảnh hưởng không tốt như: tăng nguy cơ thai ngoài tử cung, sảy thai, kém nuôi dưỡng thai,… Vì thế dù Progesterone sẽ gây những triệu chứng thai nghén khó chịu song rất cần thiết trong những tháng đầu thai kỳ.
Những bà mẹ có tiền sử sảy thai do thiếu hụt Progesterone trong 3 tháng đầu cần được theo dõi và bổ sung hormone này ở lần mang thai tiếp theo để tránh biến chứng tiếp tục xảy ra. Nếu sự thiếu hụt Progesterone chưa nghiêm trọng, lớp niêm mạc tử cung có thể bị bong tróc một phần ảnh hưởng đến sự phát triển và nuôi dưỡng thai.
Thiếu hụt Progesterone có thể gây sảy thai
Trong những tháng đầu tiên, nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ được khuyến khích để trẻ phát triển khỏe mạnh nhất. Sự thiếu hụt Progesterone ở thời điểm này cũng gây hạn chế sự phát triển của tuyến vú, giảm cung cấp sữa cho trẻ.
Hiểu về vai trò của Progesterone giúp chị em phụ nữ chủ động hơn trong chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe giai đoạn mang thai, đảm bảo nuôi dưỡng thai tốt nhất. Sự thiếu hụt Progesterone ở bất cứ giai đoạn nào cũng cần được theo dõi và bổ sung nếu cần thiết.
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/vai-tro-cua-progesterone-voi-co-the-va-nhung-van-de-lien-quan-a17943.html