Trong quá trình chăm sóc sức khỏe phụ nữ, nhiều người quan tâm đến việc cải thiện chu kỳ kinh nguyệt của mình. Một số loại nước uống và bài thuốc từ thiên nhiên không chỉ giúp điều hòa mà còn có thể giúp kinh nguyệt ra đều và nhiều hơn. Vậy uống nước gì để kinh nguyệt ra nhiều? Trong bài viết này, Pharmacity sẽ giới thiệu một số loại nước uống và phương pháp tự nhiên hiệu quả để cải thiện chu kỳ kinh nguyệt, hãy cùng tham khảo nhé.
Lượng kinh nguyệt như thế nào là ít?
Lượng kinh nguyệt được xem là ít khi chu kỳ kinh nguyệt của bạn kéo dài từ 2 ngày trở xuống hoặc tổng lượng máu mất đi ít hơn 30 ml. Một số dấu hiệu cụ thể của lượng kinh nguyệt ít bao gồm:
- Kinh nguyệt kéo dài chỉ 1-2 ngày.
- Số lần thay băng băng vệ sinh 1-2 lần mỗi ngày hoặc không cần thay băng trong nhiều giờ.
- Máu kinh ra từng giọt hoặc rất nhẹ, không đủ để thấm đầy một miếng băng vệ sinh.
Kinh nguyệt ít là tình trạng khá phổ biến ở nhiều chị em
Kinh nguyệt ra ít nguyên nhân do đâu?
Tuỳ thuộc vào mỗi người, lượng kinh nguyệt ra sẽ khác nhau. Nhưng nếu kinh nguyệt ra ít có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm các yếu tố như:
- Căng thẳng và stress
- Thay đổi cân nặng đột ngột
- Chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu sắt.
- Sử dụng thuốc tránh thai
- Mất cân bằng nội tiết tố
- Giai đoạn tiền mãn kinh hoặc dậy thì có thể gây ra sự thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Một số bệnh lý như u xơ tử cung, viêm nhiễm cơ quan sinh sản hoặc các vấn đề về tuyến giáp cũng có thể là nguyên nhân.
Kinh nguyệt ra ít có nguy hiểm không?
Kinh nguyệt ra ít có thể không nguy hiểm trong một số trường hợp, chẳng hạn như do thay đổi lối sống, căng thẳng, hoặc tuổi tác. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hoặc đi kèm với các triệu chứng bất thường như đau bụng dữ dội, mệt mỏi quá mức, hoặc thay đổi đột ngột trong chu kỳ kinh nguyệt,… nó có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe như mất cân bằng nội tiết tố hoặc bệnh lý cần được điều trị. Lúc này, chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
Uống nước gì để kinh nguyệt ra nhiều?
Để giúp kinh nguyệt ra nhiều hơn, bạn có thể thử một số loại nước uống an toàn, hiệu quả như:
- Nước lọc: Uống đủ nước lọc 2 - 3l/ngày sẽ giúp cơ thể duy trì sự cân bằng nước, hỗ trợ chức năng tuần hoàn và thải độc tố ra khỏi cơ thể, từ đó giúp kinh nguyệt đều đặn hơn.
Uống đủ nước lọc mỗi ngày cùnggiúp kinh nguyệt ra đều
- Nước cam: Nước cam giàu vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện lưu thông máu. Vitamin C còn giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn, một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra máu và có thể giúp kinh nguyệt ra nhiều hơn.
- Sữa: Sữa chứa nhiều canxi và vitamin D, hỗ trợ sức khỏe xương và chức năng nội tiết tố. Canxi và vitamin D có thể giúp điều hòa kinh nguyệt và giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt.
- Trà thảo mộc: Các loại trà như trà gừng, trà hoa cúc và trà mâm xôi có tác dụng kích thích lưu thông máu, giảm viêm và giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Trà gừng, đặc biệt, có tác dụng làm ấm cơ thể và tăng cường tuần hoàn máu.
- Nước dừa: Nước dừa giàu kali, magnesium và các chất điện giải, giúp cân bằng điện giải trong cơ thể, cải thiện chức năng tuần hoàn và hỗ trợ hệ thống nội tiết.
Nước dừa cũng là thức uống tốt cho kinh nguyệt phụ nữ
- Nước ép củ dền: Củ dền chứa nhiều sắt và folate, giúp tăng cường sản xuất hồng cầu và lưu thông máu. Sắt là yếu tố quan trọng giúp cải thiện lượng máu kinh nguyệt.
- Nước ngò tây: Ngò tây chứa các hợp chất có thể kích thích tử cung và điều hòa kinh nguyệt. Nó cũng có tính kháng viêm và giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể.
- Nước ép đu đủ: Đu đủ chứa enzyme papain, giúp điều hòa kinh nguyệt và giảm đau bụng kinh. Đu đủ cũng giàu vitamin C và caroten, hỗ trợ chức năng nội tiết tố.
Bổ sung nước ép đu đủ để điều hoà kinh nguyệt
- Nước gừng: Gừng có tác dụng làm ấm cơ thể, tăng cường tuần hoàn máu và giảm viêm. Uống nước gừng có thể giúp kích thích kinh nguyệt và giảm các triệu chứng đau bụng kinh.
- Nghệ: Nghệ chứa curcumin, một hợp chất có tính kháng viêm và chống oxi hóa. Curcumin giúp điều hòa kinh nguyệt và giảm đau bụng kinh.
- Nước ép dứa: Dứa giàu bromelain, một enzyme giúp làm mềm niêm mạc tử cung và tăng cường lưu thông máu. Dứa cũng chứa nhiều vitamin C, giúp cải thiện sức khỏe tổng thể.
Tăng cường lưu thông máu nhờ uống nước ép dứa
- Dấm táo: Dấm táo giúp cân bằng hormone và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Nó cũng có tính kháng khuẩn và giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể.
Bên cạnh việc biết uống gì để kinh nguyệt ra nhiều? thì để tránh tình trạng kinh ra ít thì chị em nên tránh những loại nước sau đây:
- Cà phê: Caffeine trong cà phê có thể gây co thắt tử cung và làm giảm lưu lượng máu kinh nguyệt.
- Trà đen và trà xanh: Hàm lượng caffeine cao trong các loại trà này cũng có thể gây co thắt tử cung và làm giảm lượng kinh nguyệt.
- Nước ngọt có gas: Chứa nhiều đường và caffeine, có thể gây mất cân bằng hormone và làm giảm lượng kinh nguyệt.
- Đồ uống có cồn: Rượu và bia có thể làm rối loạn hormone và ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, dẫn đến kinh nguyệt ra ít hơn.
- Nước ép trái cây đóng hộp: Chứa nhiều đường và chất bảo quản, có thể ảnh hưởng đến cân bằng hormone và sức khỏe tổng thể, dẫn đến kinh nguyệt ra ít hơn.
Một số bài thuốc hỗ trợ giúp kinh nguyệt ra đều, ra nhiều
Ngoài việc biết có kinh nguyệt nên uống gì để ra nhiều máu? Thì chị em có thể tham khảo một số bài thuốc Đông Y an toàn sau đây:
Bài thuốc từ Ích Mẫu
Ích Mẫu là một loại thảo dược quý trong y học cổ truyền, được sử dụng để điều trị các vấn đề về kinh nguyệt. Theo Y học cổ truyền, Ích Mẫu có vị đắng, tính hàn, giúp hoạt huyết, bổ huyết và kích thích tử cung. Y học hiện đại cho thấy Ích Mẫu chứa leonurin, giúp cải thiện tình trạng kinh nguyệt ít, kinh bế và đau bụng kinh.
Cách sử dụng:
- Cách 1: Đối với kinh nguyệt ít và đau bụng, bạn có thể sắc 20g thân và lá Ích Mẫu với nước, uống sau khi kết thúc kỳ kinh trong 10 ngày liên tục.
- Cách 2: Để điều hòa kinh nguyệt không đều, nấu 10g Ích Mẫu với 10g Hồng Hoa, 10g Sài Hồ, rồi thêm 2 quả trứng gà vào nấu cùng, chia làm 2 bữa ăn trong ngày.
Gừng tươi
Gừng tươi là một vị thuốc có tác dụng làm ấm cơ thể và cải thiện lưu thông máu nhờ chứa nhiều vitamin C và Magie. Gừng giúp giảm đau bụng kinh và điều hòa kinh nguyệt.
Cách sử dụng: Cắt lát gừng tươi, đun sôi với 100ml nước và một chút muối trong 5 phút. Sau đó, thêm 2 thìa mật ong vào và uống ấm trước khi đi ngủ. Áp dụng 3 ngày liên tục rồi nghỉ 7 ngày, lặp lại 3 đợt để cải thiện tình trạng kinh nguyệt.
Ngải Cứu
Ngải Cứu là một loại thảo dược với tính ấm và tác dụng giúp lưu thông máu và điều hòa kinh nguyệt. Đây cũng là thành phần phổ biến trong nhiều món ăn dân gian.
Cách sử dụng:
- Cách 1: Thêm Ngải Cứu vào các món ăn như gà hầm Ngải Cứu, trứng gà rán Ngải Cứu để điều hòa kinh nguyệt.
- Cách 2: Uống nước lá Ngải Cứu khô bằng cách đun sôi lá Ngải Cứu khô với nước, uống 2-3 lần mỗi tuần để hỗ trợ chu kỳ kinh nguyệt.
Trên đây là những thông tin giúp mọi người có thêm kiến thức trong việc uống nước gì để kinh nguyệt ra nhiều? Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy lượng kinh nguyệt của mình giảm sút một cách đáng kể hoặc kéo dài ít ngày hơn bình thường, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị phù hợp.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.