Cách sơ cứu chảy máu cam (mũi) nhanh chóng, hiệu quả, an toàn

Khoảng 60% dân số từng bị chảy máu cam ít nhất 1 lần trong đời và 10% trong số đó là trường hợp nghiêm trọng cần được điều trị hoặc can thiệp y tế. Đây là bệnh phổ biến nhất về tai mũi họng ở trẻ em từ 2 - 10 tuổi và người già từ 50 - 80 tuổi. Việc biết cách sơ cứu chảy máu cam (mũi) nhanh chóng, hiệu quả, an toàn sẽ giúp bạn không còn lo âu và biết cách xử trí phù hợp khi mình hoặc những người xung quanh bị chảy máu cam. (1)

Cách sơ cứu chảy máu cam (mũi) nhanh chóng, hiệu quả, an toàn

Hướng dẫn cách sơ cứu chảy máu cam bài bản

Các biện pháp sơ cứu chảy máu cam gồm: (2)

Sai lầm cần tránh khi sơ cứu chảy máu mũi

Cách sơ cứu chảy máu cam (mũi) nhanh chóng, hiệu quả, an toàn
Không nên sử dụng khăn giấy để nhét vào mũi khi đang chảy máu cam

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hầu hết các trường hợp chảy máu mũi nhẹ đều có thể tự chẩn đoán và điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu máu vẫn chảy không ngừng sau khi thực hiện các biện pháp sơ cứu cần gọi cho bác sĩ hoặc tìm đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất ngay lập tức, đặc biệt là khi gặp các tình trạng sau: (3)

Bác sĩ sẽ hỏi thăm tiền sử sức khỏe, đồng thời xem xét các loại thuốc hiện tại người bệnh đang sử dụng. Các yếu tố tiềm tàng phổ biến gây ra chảy máu cam bao gồm:

Cách sơ cứu chảy máu cam (mũi) nhanh chóng, hiệu quả, an toàn
Chấn thương khi tham gia các bộ môn thể thao và võ thuật có thể gây chảy máu cam

Tùy theo nguyên nhân gây ra chảy máu mũi mà bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp. Bác sĩ có thể yêu cầu ước tính lượng máu đã mất dựa trên thời gian bị chảy máu và số lượng khăn ướt hoặc khăn giấy đã sử dụng. Sau đó bác sĩ sẽ xác định vị trí chảy máu. Nếu cần, bác sĩ có thể đưa ống nội soi vào mũi để xem vị trí chảy máu. Bác sĩ cũng sẽ đề xuất xét nghiệm máu khi người bệnh xuất hiện bất kỳ triệu chứng chảy máu bất thường nào.

Cách sơ cứu chảy máu cam (mũi) nhanh chóng, hiệu quả, an toàn
Lượng máu đã mất có thể ước tính dựa trên thời gian chảy máu và số lượng khăn giấy đã sử dụng

Với các trường hợp chảy máu cam đơn giản, bác sĩ có thể điều trị bằng cách:

Với một chút kiên nhẫn và sức ép, các biện pháp sơ cứu đơn giản có hiệu quả với hầu hết tất cả các trường hợp chảy máu cam không biến chứng. Ngay cả trường hợp chảy máu cam cần bác sĩ can thiệp y tế thường có thể được điều trị thành công bằng cách đốt, băng hoặc các lựa chọn khác, chỉ trừ trường hợp một số người bị chảy máu quá nhiều, mắc nhiều bệnh lý hoặc đang dùng thuốc chống đông máu có thể phải nhập viện để điều trị chảy máu cam.

Ngoài ra, hãy liên hệ với bác sĩ nếu máu tiếp tục chảy ra từ mũi, đặc biệt nếu bạn bị nghẹt mũi dai dẳng hoặc chảy nước mũi có mùi hôi. Ở người lớn tuổi, đặc biệt là những người hút thuốc, đây có thể là triệu chứng của khối u bên trong mũi hoặc xoang. Ở trẻ nhỏ, đây có thể là những dấu hiệu cho thấy dị vật mắc trong lỗ mũi.

Cách phòng ngừa chảy máu mũi

Có nhiều cách phòng ngừa chảy máu mũi mà người bệnh có thể tự thực hiện tại nhà:

Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh với đội ngũ bác sĩ tận tụy và giàu kinh nghiệm luôn có mặt 24/7 sẵn sàng ứng cứu với các tình trạng khẩn cấp y tế. Cùng đồng hành với các bác sĩ là hệ thống máy móc công nghệ kỹ thuật cao được nhập khẩu từ châu Âu như: Máy trợ thở kỹ thuật cao, máy lọc máu liên tục, hệ thống ECMO, máy theo dõi huyết động xâm lấn,… giúp giành lại sự sống cho bệnh nhân từ tay tử thần và nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Hy vọng thông qua bài viết độc giả đã trang bị thêm kiến thức về cách sơ cứu chảy máu cam nhanh chóng, hiệu quả, an toàn. Một số người có nhiều khả năng bị chảy máu cam do môi trường, quá trình làm việc, các vấn đề sức khỏe hoặc sử dụng thuốc làm tăng nguy cơ chảy máu cam. Nếu tình trạng chảy máu mũi nghiêm trọng và không đáp ứng được với các biện pháp sơ cứu thì cần liên hệ và đưa người bệnh đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất ngay lập tức.

Link nội dung: https://ausp.edu.vn/cach-so-cuu-chay-mau-cam-mui-nhanh-chong-hieu-qua-an-toan-a17589.html