Bà bầu uống nước mía khi mang thai: Lợi ích và lưu ý

Bà bầu có thể uống nước mía khi mang thai mà không gặp phải vấn đề sức khỏe nào nếu bạn thưởng thức với mức độ vừa phải.

Khi mẹ bầu đang đau đầu vì không biết nên ăn gì, uống gì để thỏa mãn cơn thèm thích ăn đồ ngọt khi mang thai, vậy tại sao không chọn nước mía? Nước mía không những thơm ngon mà còn tốt cho sức khỏe của cả bạn lẫn bé. Bài viết sau, Hello Bacsi sẽ bật mí những lợi ích khi bà bầu uống nước mía và những lưu ý đi kèm.

Giá trị dinh dưỡng của nước mía

Mía rất giàu các dưỡng chất thiết yếu như sắt, magiê, canxi cũng như vitamin A, B1, B2, B3, B5, B6 và C. Ngoài ra, nguồn chất xơ hòa tan, chất chống oxy hóa và phytonutrients dồi dào làm cho nước mía trở thành một thức uống bổ dưỡng, thơm ngon. Bạn có thể dễ dàng mua nước mía ở các hàng quán và biến tấu cho món thức uống này thơm ngon hơn bằng cách cho thêm tắc, thơm, cà chua, sầu riêng hoặc gừng để kích thích vị giác.

Lợi ích sức khỏe khi bà bầu uống nước mía

Không gì dễ chịu bằng việc uống một ly nước mía mát lành vào những ngày nóng bức. Ngoài ra, loại thức uống giải khát này còn mang đến những lợi ích sức khỏe như sau:

1. Cải thiện hệ thống miễn dịch

Các chất chống oxy hóa trong nước mía giúp củng cố thêm hàng rào đề kháng cho sức khỏe để chống lại các bệnh dễ gặp khi mang thai chẳng hạn như nhiễm trùng, cảm, cúm… Hệ thống miễn dịch không chỉ bả vệ mẹ bầu mà còn tốt cho thai nhi trong bụng.

2. Đẩy lùi chứng ốm nghén

Ốm nghén là tình trạng phổ biến khi mang thai và làm phiền lòng không ít mẹ bầu. Tuy nhiên, chỉ cần nhấm nháp một chút nước mía cùng vài tép gừng, bạn cũng đã giúp làm giảm sự khó chịu ở dạ dày, cổ họng rồi đấy.

3. Tăng năng lượng

Nếu bạn cảm thấy yếu trong người và cần bổ sung năng lượng nhanh chóng thì 1 ly nước mía sẽ giúp giải quyết vấn đề. Hàm lượng đường trong nước mía sẽ cải thiện mức năng lượng, bù nước cho cơ thể, làm dịu cơn khát và cân bằng chỉ số đường huyết.

4. Chống nhiễm trùng đường tiểu

Bà bầu uống nước mía khi mang thai: Lợi ích và lưu ý

Nhiễm trùng đường tiểu là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ trong thời gian mang thai. Bà bầu uống nước mía sẽ giúp cơ thể chống lại quá trình nhiễm trùng nhờ vào nguồn khoáng chất và chất chống oxy hóa. Nước mía còn hỗ trợ giảm triệu chứng những bệnh khác, chẳng hạn như sỏi thận và vàng da.

5. Tăng cường sức khỏe thai nhi

Nước mía rất giàu protein, tốt cho sức khỏe lẫn thai nhi và mẹ bầu. Ngoài ra, thức uống giải khát này còn chứa axit folic (vitamin B9), dưỡng chất này được biết đến với khả năng làm giảm rủi ro liên quan đến khuyết tật bẩm sinh như tật nứt đốt sống. Việc mắc tật nứt đốt sống khiến bé gặp khó khăn trong vấn đề học tập và các vấn đề về đường ruột.

6. Ổn định cân nặng

Tăng cân khi mang thai nhiều hơn mức cần thiết không chỉ là mối quan tâm về vóc dáng của mẹ bầu mà còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe bên trong. Tuy nhiên, việc tiêu thụ nước mía sẽ giúp bạn giải quyết được phần nào nỗi bận tâm. Các hợp chất polyphenol có trong nước mía giúp tăng cường trao đổi chất và duy trì cân nặng của mẹ bầu.

7. Chữa các vấn đề về da

Mụn trứng cá có thể trở nên tồi tệ hơn khi mang thai do nồng độ nội tiết tố estrogen tăng cao. Axit glycolic là một hoạt chất thường được tìm thấy trong mía mang đến hiệu quả điều trị mụn trứng cá. Vì vậy, uống một ly nước mía sẽ giúp bạn thoát khỏi các vấn đề về mụn.

8. Giữ gìn sức khỏe răng miệng

Một mối quan tâm phổ biến khác khi mang thai là hôi miệng và sâu răng. Nước mía tuy ngọt nhưng sẽ bảo vệ bạn khỏi vấn đề này. Bà bầu uống uống nước mía thường xuyên có thể ngăn ngừa các vấn đề về răng vì mía chứa nhiều magiê và canxi, tốt cho răng.

9. Giải quyết táo bón

Nhiều bà bầu bị chứng khó tiêu và táo bón khi mang thai hoặc thậm chí nghiêm trọng hơn là cả nhiễm trùng dạ dày. Nếu gặp phải vấn đề này, hãy uống một chút nước mía mỗi ngày để giảm nhẹ tình trạng bạn nhé.

Lưu ý khi bà bầu uống nước mía

Dẫu nước mía rất tốt cho phụ nữ mang thai nhưng mẹ bầu vẫn chỉ nên uống ở một số lượng nhất định, vừa phải. Trong trường hợp bị đái tháo đường trước đó hoặc đang gặp vấn đề về bệnh đái tháo đường thai kỳ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ rằng bạn có nên uống nước mía để chắc chắn không gặp phải vấn đề nào. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, hãy chọn những nơi có quy trình ép nước mía sạch sẽ nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn dẫn đến ngộ độc thực phẩm.

Phương Uyên/HELLOBACSI

[embed-health-tool-due-date]

Link nội dung: https://ausp.edu.vn/ba-bau-uong-nuoc-mia-khi-mang-thai-loi-ich-va-luu-y-a17359.html