Khi thai nhi 32 tuần tuổi, mẹ bầu cần chú ý và chuẩn bị những gì?

Khi thai 32 tuần, mẹ sẽ cảm thấy khó khăn hơn để có thể duy trì được những hoạt động thường ngày của mình. Phổi của mẹ sẽ không căng lên được như bình thường và mẹ sẽ thường xuyên cảm thấy khó thở như thể phần giữa cơ thể bị ép, bị siết thật chặt. Tuy nhiên, đồng hành cùng với sự thay đổi ở mẹ là sự phát triển và hoàn thiện về chiều cao, cân nặng thai nhi cũng như các bộ phận trên cơ thể con. Mẹ hãy cùng Huggies tìm hiểu chi tiết thai nhi 32 tuần phát triển như thế nào và những thay đổi ở mẹ cũng như một số lời khuyên từ bác sĩ dành cho bà bầu 32 tuần trong bài viết sau nhé!

>> Xem thêm:

Thai nhi 32 tuần là mấy tháng?

Khi mẹ mang thai tuần 32 tức là mẹ đã bước vào tháng thứ 8 của thai kỳ. Đây là thời điểm quan trọng, mẹ cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng, các mốc khám thai, sự phát triển của em bé trong bụng.

>> Tham khảo thêm: Chỉ Số Tiểu Đường Thai Kỳ Bao Nhiêu Là An Toàn Và Nguy Hiểm?

Khi thai nhi 32 tuần tuổi, mẹ bầu cần chú ý và chuẩn bị những gì?

Tã Huggies Skin Perfect với khả năng giảm đến 93% phân lỏng trên da bé (Nguồn: Huggies)

Sự phát triển của thai nhi 32 tuần tuổi

Kích thước, cân nặng thai nhi 32 tuần tuổi

Thai nhi 32 tuần nặng bao nhiêu? Theo WHO, trung bình cân nặng của thai nhi 32 tuần rơi vào khoảng 1600 - 1700 gram và chiều dài từ đỉnh đầu đến gót chân đạt khoảng 41 - 43 cm.

>> Xem thêm:

Khi thai nhi 32 tuần tuổi, mẹ bầu cần chú ý và chuẩn bị những gì?

Thai 32 tuần nặng khoảng 1600 - 1700 gram và dài khoảng 41 - 43cm (Nguồn: Sưu tầm)

Tư thế nằm của thai nhi 32 tuần tuổi

Thai nhi 32 tuần tuổi thường nằm với tư thế chúc đầu xuống đáy tử cung, đây được gọi là ngôi thuận. Điều này có nghĩa là bé đang chuẩn bị sẵn sàng để chào đời.

Thai 32 tuần phát triển như thế nào?

Nếu em bé là con trai, thì lúc thai nhi tuần thứ 32, dương vật của bé sẽ dần di chuyển từ bụng xuống phía bìu. Với một số bé trai, bộ phận này sẽ vẫn chưa chịu di chuyển xuống dưới khi ra đời, nhưng thường thì nó sẽ di chuyển về đúng chỗ trong vòng một năm đầu. Và hoóc môn thai kỳ của mẹ sẽ khiến cho phần bìu của bé bị sưng lên khi mới sinh. Tương tự, nếu là bé gái, âm hộ của bé cũng sẽ hơi bị phù, sưng. Tất cả những dấu hiệu này sẽ biến mất trong vòng vài tuần đầu sau sinh.

Em bé đã có thể dễ dàng nhắm mắt mở mắt, nhấp nháy, nheo mắt, và luyện tập điều tiết mắt. Khi ánh sáng mạnh xuyên qua thành bụng mẹ, em bé đã có thể tránh đi, nhắm mắt lại và đồng tử thì điều tiết để hạn chế lượng ánh sáng chiếu vào mắt.

Lớp màng bảo vệ da em bé vẫn tiếp tục phát huy chức năng của mình ở tuần thai thứ 32 này. Tuy nhiên, lớp lông tơ bọc quanh da đã bắt đầu biến mất. Nếu em bé ra đời ngay bây giờ, đây sẽ là một trong những điểm khiến mẹ chú ý nhất, đặc biệt là phần quanh lưng, vai và cả trên hai chiếc tai nhỏ xinh xinh.

Cortizol sẽ được sản sinh nhiều hơn trong tuần này bởi những tuyến đặc biệt ở ngay trên chóp thận của em bé. Từ đó, những tuyến thượng thận này tự động hiểu rằng chúng cần phối hợp với phổi để sản sinh ra những chất đặc biệt kia. Nói chung, ngoài phổi ra, thì tất cả các bộ phận trong cơ thể của em bé đã có thể hoạt động độc lập nếu em bé ra đời bây giờ.

>> Xem thêm:

Hình ảnh thai nhi 32 tuần

Khi thai nhi 32 tuần tuổi, mẹ bầu cần chú ý và chuẩn bị những gì?

Thai nhi 32 tuần trong bụng mẹ (Nguồn: Sưu tầm)

Khi thai nhi 32 tuần tuổi, mẹ bầu cần chú ý và chuẩn bị những gì?

Hình ảnh thai nhi tuần 32 đang hoàn thiện trong bụng mẹ (Nguồn: Sưu tầm)

Khi thai nhi 32 tuần tuổi, mẹ bầu cần chú ý và chuẩn bị những gì?

Hình ảnh siêu âm thai nhi tuần 32 (Nguồn: Sưu tầm)

Thay đổi của mẹ bầu 32 tuần

Thai 32 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg?

Trong thai kỳ, mẹ tăng cân nhiều có thể dẫn đến một số nguy cơ tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, dọa sinh non, sinh mổ… Ngược lại, mẹ tăng cân chậm dễ dẫn đến tình trạng thai suy dinh dưỡng, thai chậm phát triển, tăng tỷ lệ sinh non.

Vậy bầu 32 tuần tăng bao nhiêu kg là hợp lý? Theo CDC Hoa Kỳ, tùy vào thể trạng của mẹ trước khi có thai, mức tăng cân được đề xuất như sau:

Mang thai bình thường

Chỉ số BMI của mẹ trước khi mang thai

Khuyến nghị tăng cân trong thai kỳ

Dưới 18,5 (nhẹ cân)

28 - 40 pounds (tương đương 12,7 - 18 kg)

18,5 - 24,9 (bình thường)

25 - 35 pounds (tương đương 11,3 - 15,9 kg)

25,0 - 29,9 (thừa cân)

15 - 25 pounds (tương đương 6,8 - 11,3 kg)

Trên 30 (béo phì)

11 - 20 pounds (tương đương 5 - 9,1 kg)

Mang song thai (Mang thai đôi)

Chỉ số BMI của mẹ trước khi mang thai

Khuyến nghị tăng cân trong thai kỳ

Dưới 18,5 (nhẹ cân)

50 - 62 pounds (tương đương 22,7 - 28,1 kg)

18,5 - 24,9 (bình thường)

37 - 54 pounds (tương đương 16,8 - 24,5 kg)

25,0 - 29,9 (thừa cân)

31 - 50 pounds (tương đương 14,1 - 22,7 kg)

Trên 30 (béo phì)

25 - 42 pounds (tương đương 11,3 - 19,1 kg)

>> Tham khảo:

Thay đổi về cơ thể mẹ bầu 32 tuần

Theo tạp chí BabyCenter, mẹ mang thai 8 tháng tức 32 tuần sẽ xuất hiện một số thay đổi trên cơ thể như sau:

>> Xem thêm: Bị nhạt miệng khi mang thai

Khi thai nhi 32 tuần tuổi, mẹ bầu cần chú ý và chuẩn bị những gì?

Cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi vào tuần 32 của thai kỳ (Nguồn: Sưu tầm)

Thay đổi về cảm xúc của mẹ mang thai tuần 32

Chỉ còn 8 tuần nữa thôi là mẹ đã có thể ôm em bé của mình vào lòng. Sẽ có những lúc mẹ cảm tưởng như mẹ không thể đợi thêm được nữa, mấy tuần mà dài như cả thế kỷ. Lại có những lúc khác, mẹ lại cảm giác như mẹ mang thai nhanh quá và rằng mẹ cần phải trân quý quãng thời gian mang thai này.

Khi mang thai 32 tuần, có thể mẹ sẽ lo lắng nhỡ may có vấn đề gì với con mình mà bác sĩ chưa phát hiện ra. Nhiều phụ nữ trở nên rất mê tín vào thời gian này và liên tục nhìn thấy những điều gì đó không bình thường rồi suy diễn ra vấn đề. Những giấc mơ, hay việc gặp ai đó trên đường bị khuyết tật hoặc bệnh thần kinh, hoặc nghe thấy người này người kia vừa sinh ra một em bé có tật bệnh… tất cả đều khiến mẹ lo lắng, sợ hãi. Nếu mẹ cảm thấy bất ổn như vậy thì hãy nói chuyện với người hộ sinh hoặc bác sĩ của mẹ nhé.

>> Tham khảo thêm:

Khi thai nhi 32 tuần tuổi, mẹ bầu cần chú ý và chuẩn bị những gì?

Mẹ có thể tập những bài tập nhẹ nhàng để được thư giãn về cơ thể lẫn cảm xúc (Nguồn: Sưu tầm)

Bà bầu 32 tuần nên làm gì?

Hãy tận dụng cuối tuần để đi chơi xa

Một “tuần trăng mật bầu bì” sẽ là một cơ hội tuyệt vời để bố mẹ tận hưởng thời gian bên nhau và cùng nhau tập trung vào những gì quan trọng nhất trong cuộc sống của mình. Nhớ mang theo máy ảnh và ghi lại những khoảnh khắc quý báu khi mẹ đang mang thai này nhé.

Hãy đi đứng khoan thai, đừng vội vàng gì cả

Do độ cân bằng cơ thể đang thay đổi nên phụ nữ mang thai thường dễ bị ngã hơn. Mẹ cũng sẽ không nhìn thấy rõ mặt đất dưới chân mình nữa do tầm nhìn bị chắn bởi chiếc bụng quá khổ, vậy nên hãy cứ ung dung, từ tốn.

Hãy lên kế hoạch để hoàn thành các công việc của mình nếu mẹ chưa hoàn thành chúng

Hãy tính toán một cách thực tế về lượng công việc mẹ có thể hoàn tất và biết công việc nào có thể giao lại cho người khác. Mẹ cần phải tạm nghỉ việc với tinh thần thoải mái rằng mẹ đã xong xuôi công việc của mình và giờ là lúc mẹ tập trung cho một giai đoạn rất quan trọng trong đời.

Ngoài ra, bác sĩ Bùi Thị Thu Hà còn khuyên rằng:

>> Xem thêm:

>> Mẹ cũng tham khảo thêm cách chăm sóc phụ khoa trong thai kỳ:

Mẹ cần lưu ý điều gì khi thai nhi 32 tuần tuổi?

Tuần 32 là giai đoạn bé phát triển hoàn thiện và đang chờ ngày chào đời. Tuy nhiên, sẽ có khả năng bé ra đời sớm hơn dự kiến, những bé sinh non thường có sức khỏe kém hơn các bé được sinh đủ tháng. Vì vậy, mẹ hãy chú ý các dấu hiệu sinh non để kịp thời đưa ra giải pháp khi cần nhé:

Tuy nhiên, khi gặp trường hợp thai 32 tuần với cơn gò cứng bụng và bụng dưới co thắt từng cơn thì mẹ có thể đang gặp cơn gò Braxton Hicks. Mẹ có thể khắc phục bằng cách đổi tư thế, nếu triệu chứng giảm đi thì mẹ không cần lo lắng, ngược lại, nếu triệu chứng không giảm thì hãy nhanh chóng di chuyển đến bệnh viện mẹ nhé!

Mẹ có thể tham khảo thêm các dấu hiệu cơn gò chuyển dạ để có thể chuẩn bị sẵn sàng khi tới ngày sinh nhé!

Dinh dưỡng cho thai 32 tuần phát triển tốt nhất

Mẹ bầu mang thai tuần 32 cần bổ sung những thực phẩm dưới đây để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé:

>> Xem thêm: Những loại thực phẩm tốt bà bầu nên ăn để con khỏe mạnh

Siêu âm thai 32 tuần để làm gì?

Siêu âm thai 32 tuần tuổi là lần siêu âm cuối rất quan trọng để mẹ theo dõi sự phát triển khỏe mạnh của bé. Thông qua lần kiểm tra này, mẹ có thể biết được những thông tin sau:

Khám thai tuần 32 gồm những gì?

Thời điểm thai nhi 32 tuần tuổi là mốc khám thai quan trọng nhất định mẹ phải ghi nhớ để đánh giá sức khỏe toàn diện của cả bé và mẹ.

>> Xem thêm: Tại sao nên xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh?

Khi thai nhi 32 tuần tuổi, mẹ bầu cần chú ý và chuẩn bị những gì?

Mẹ cần thực hiện những xét nghiệm quan trọng như: siêu âm, xét nghiệm máu,... khi khám thai 32 tuần (Nguồn: Sưu tầm)

Những câu hỏi thường gặp về thai 32 tuần

Thai 32 tuần đã quay đầu chưa?

Theo tạp chí Verywell Family, khoảng 97% trẻ sơ sinh được sinh ra bằng đầu, tức là đầu của em bé chui ra trước phần thân. Khi càng gần đến ngày sinh, trẻ có xu hướng quay đầu trong tử cung để chuẩn bị sẵn sàng. Đến tuần thứ 32, 85% trẻ sơ sinh ở tư thế đầu nằm. Nếu em bé của bạn vẫn chưa quay đầu, mẹ không cần phải quá lo lắng. Trên thực tế, 97% thai nhi đến tuần 37 mới vào đúng vị trí.

Thai 32 tuần nặng bụng dưới có sao không?

Mang bầu 32 tuần, nếu mẹ bất ngờ cảm thấy đau bụng dưới khi mang thai (giống như khi đến kỳ kinh nguyệt) đi kèm triệu chứng đau thắt lưng âm ỉ trong nhiều ngày, mẹ nên đến bệnh viện kiểm tra ngay. Bởi vì đây có thể là dấu hiệu sinh non, mẹ cần thận trọng.

Thai nhi 32 tuần nằm như thế nào?

Thai nhi 32 tuần tuổi thường nằm với tư thế chúc đầu xuống đáy tử cung, đây được gọi là ngôi thuận. Điều này có nghĩa là bé đang chuẩn bị sẵn sàng để chào đời.

Siêu âm Doppler thai 32 tuần là gì?

Doppler là kỹ thuật siêu âm dùng để phát hiện, hướng và vận tốc các dòng chảy để khảo sát tim thai, các mạch máu. Nhờ đó, các bác sĩ sẽ phát hiện được những dòng hở van 2 lá hay 3 lá ở tim thai. Từ đó đưa ra các chỉ định có nên tiếp tục theo dõi hay chấm dứt thai kỳ để lấy thai ra hay không vì thai có dấu diệu suy. Do đó, ở tuần thai thứ 32 mẹ bầu nên thực hiện siêu âm thai Doppler để xem xem có dấu hiệu bất thường nào không.

Huggies hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm những kiến thức về sự phát triển của thai 32 tuần tuổi. Tìm hiểu thêm sự phát triển củathai nhi, thay đổi cơ thể ở cơ thể mẹ và những lời khuyên dành cho mẹ bầutrong các tuần tiếp theo:

Xem thêm thông tin liên quan ở mục Mang thai. Nếu vẫn còn thắc mắc, mẹ có thể đặt câu hỏi qua Góc chuyên gia để được giải đáp kịp thời nhé.

>> Nguồn tham khảo:

Bố mẹ tìm kiếm nhiều nhất:

tã dán sơ sinh Huggies, Huggies newborn, tã dán Huggies size s, tã dán Huggies size m, tã dán Huggies size l, tã dán Huggies size xl, miếng lót sơ sinh Huggies 100 miếng, tã quần Huggies size m, tã quần Huggies size l, tã quần Huggies size xl, tã quần Huggies size xxl, Huggies platinum, tã dán Huggies platinum, tã quần Huggies platinum

Link nội dung: https://ausp.edu.vn/khi-thai-nhi-32-tuan-tuoi-me-bau-can-chu-y-va-chuan-bi-nhung-gi-a17160.html