Các mẹ có biết chiều dài phôi thai 7 tuần tuổi là bao nhiêu không?

Chỉ số chiều dài phôi thai 7 tuần tuổi là bao nhiêu? Thai nhi 7 tuần tuổi sẽ phát triển như thế nào? Cơ thể của mẹ bầu có thay đổi gì khi mang thai ở tuần thứ 7 hay không? Tất cả sẽ được giải đáp một cách chi tiết trong bài viết dưới đây.

Thai nhi giai đoạn 7 tuần tuổi phát triển như thế nào?

So với các tuần đầu tiên, em bé ở tuần thứ 7 đã phát triển một cách rõ rệt. Hơn nữa, chắc hẳn các mẹ đã quen dần với sự hiện diện của em bé trong bụng. Lúc này, bàn chân và bàn tay thai nhi đã dần phát triển những ngón tay, ngón chân có màng. Phần mở rộng của xương cụt là xương đuôi đang dần co lại và sẽ sớm biến mất. Không chỉ có thế, các tế bào thần kinh cũng đang phát triển, phân nhánh một cách mạnh mẽ để kết nối lại được với nhau, tạo nên hệ thần kinh sơ khai. Các cơ quan nội tạng cũng bắt kịp đà phát triển, em bé trong bụng lúc này đã có mí mắt, ống thở và các nhánh phổi đang dần hình thành.

Kích thước phôi thai 7 tuần tuổi vẫn còn rất nhỏ. Thế nhưng tim thai đã được hình thành, nếu bạn đi khám thai ở thời điểm này là bạn đã có thể nghe được nhịp tim thai. Mắt của thai nhi cũng dần to hơn và thậm chí là bắt đầu có màu mắt. Màu mắt của bé sẽ trở nên rõ ràng hơn vào giai đoạn từ 6 đến 9 tháng. Cuối cùng, tai của thai nhi sẽ được hình thành cả ở trong lẫn ngoài. Lưỡi và chân răng dần dần hình thành trong khoang miệng. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn chưa thể biết được giới tính của con do ở thời điểm này bộ phận sinh dục của bé vẫn chưa phát triển đầy đủ.

Các mẹ có biết chiều dài phôi thai 7 tuần tuổi là bao nhiêu không?
Kích thước của thai nhi ở tuần thứ 7 còn rất nhỏ

Chiều dài phôi thai 7 tuần tuổi là bao nhiêu?

Như đã đề cập qua ở phần trên, chúng ta đều biết kích thước của thai nhi ở thời điểm này vẫn còn rất nhỏ. Vậy, cụ thể, chiều dài phôi thai 7 tuần tuổi là bao nhiêu? Từ tuần thứ 7 là đã có thể tiến hành đo chiều dài đầu mông của thai nhi và thai nhi lúc này chỉ có kích thước bằng một quả mâm xôi, dài khoảng 1,3 cm và nặng khoảng 0,5 - 2g. Sau thời điểm này, thai nhi phát triển với tốc độ rất nhanh, mẹ bầu nên để ý tới chiều dài và trọng lượng của thai nhi. Việc thai nhi thấp bé nhẹ cân hơn so với tiêu chuẩn có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe thai nhi như suy dinh dưỡng thai nhi,...

Mẹ bầu có những thay đổi gì khi mang thai 7 tuần?

Đây là thời điểm còn khá sớm để có thể cảm nhận được rằng tử cung đang dần nong rộng ra. Bụng bầu vẫn chưa lộ ra vì vẫn được các xương chậu che giấu cho tới tuần thứ 12. Trên cơ thể của mẹ bầu lúc này chỉ có thể nhìn thấy các mạch máu nổi rõ dần lên ở vùng chân và ngực. Nếu các mẹ bầu đứng yên một chỗ quá lâu sẽ cảm thấy chân tê và đau. Vì thế, hãy nâng chân lên bất cứ khi nào có thể và có thể gác chân lên ghế giúp quá trình lưu thông máu diễn ra dễ dàng hơn.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể cảm thấy cân nặng của mình đang tăng lên nhanh chóng. Quần áo trước đây mặc vừa giờ bắt đầu cảm thấy hơi chật. Hai đầu vú của mẹ bầu đã lớn hơn và bắt đầu thâm lại, thậm chí, một số mẹ bầu có thể mọc mụn xung quanh quầng vú. Tuy nhiên, mẹ bầu không cần phải lo lắng khi chúng xuất hiện và cố gắng nặn chúng đi bởi đây thực chất là Montgomery, có công dụng giúp cho hai đầu vú sẵn sàng tiết sữa nuôi em bé.

Các chất dịch nhầy ở âm đạo cũng tiết ra nhiều hơn trước. Đây là một điều hoàn toàn bình thường trong suốt thời gian mang thai. Tuy nhiên, nếu thấy dịch tiết ra có các màu sắc bất thường như vàng, nâu xanh hoặc có mùi khó chịu, vùng kín cảm thấy ngứa rát thì các mẹ bầu nên đi khám phụ khoa vì rất có thể bạn đã mắc phải viêm nhiễm phụ khoa hoặc nấm âm đạo.

Thêm một điều nữa, các hormone thai kỳ ở giai đoạn này đang thay đổi và xáo trộn. Vì thế, làn da mẹ bầu có thể mọc nhiều mụn trứng cá như hồi dậy thì và tâm trạng cũng có thể trở nên thất thường hơn. Đi kèm theo là một số các biểu hiện khó chịu khác như mệt mỏi, chán ăn, đau đầu, cảm xúc bất ổn,...

Các mẹ có biết chiều dài phôi thai 7 tuần tuổi là bao nhiêu không?
Cơ thể của mẹ bầu bắt đầu có những sự thay đổi

Mẹ bầu nên làm gì để bảo vệ sức khỏe?

Để bảo vệ cho sức khỏe của mình và cả thai nhi trong bụng, mẹ bầu nên bổ sung thật nhiều các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt là chất sắt, đây là chất vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Hơn nữa, khi mang thai, mẹ bầu rất dễ rơi vào tình trạng thiếu máu thiếu sắt do lượng máu này đã đi nuôi em bé trong bụng. Chính vì thế, mẹ bầu hãy bổ sung lượng sắt phù hợp khi mang thai bằng các thực phẩm ăn hàng ngày hoặc các loại thuốc, thực phẩm chức năng bổ sung sắt.

Việc ăn uống của mẹ bầu có thể bị ảnh hưởng do ốm nghén ở giai đoạn này, vì thế hãy chia nhỏ các bữa ăn ra một cách hợp lý. Mẹ bầu cũng nên hạn chế ăn những loại đồ ăn có thể gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, đầy bụng, ợ hơi. Đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày và kết hợp với luyện tập thể dục một cách khoa học, vừa phải. Các mẹ bầu có thể tham khảo tham gia các lớp học yoga rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và cả thai nhi trong bụng.

Tránh xa những nơi có nhiều khói thuốc, không sử dụng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích, đồ uống có cồn nói chung để bảo vệ cho sức khỏe thai nhi, tránh tình trạng ngộ độc rượu, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ khi sinh ra.

Nếu mẹ bầu vẫn phải làm việc, thường xuyên phải ngồi máy tính thì sau một khoảng thời gian ngồi máy tính, bạn hãy đứng dậy và đi dạo một chút. Việc này rất quan trọng để giúp cho máu lưu thông, đầu óc được tỉnh táo. Lý do là bởi ngồi máy tính trong thời gian dài sẽ không hề có lợi cho hệ tuần hoàn máu của mẹ bầu.

Các mẹ có biết chiều dài phôi thai 7 tuần tuổi là bao nhiêu không?
Mẹ bầu nên chăm sóc sức khỏe thật tốt để cả mình và thai nhi đều khỏe mạnh

Như vậy, bài viết đã cung cấp đến cho bạn đọc lời giải đáp cho câu hỏi “Chiều dài phôi thai 7 tuần tuổi là bao nhiêu?” và một số thông tin quan trọng khác liên quan đến sức khỏe của mẹ bầu. Mong rằng những thông tin trong bài viết sẽ giúp ích cho mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, giúp thai nhi phát triển toàn diện, khôn lớn và khỏe mạnh.

Link nội dung: https://ausp.edu.vn/cac-me-co-biet-chieu-dai-phoi-thai-7-tuan-tuoi-la-bao-nhieu-khong-a16784.html