Làm gì với cơn khò khè của trẻ?

1. Trẻ sơ sinh bị khò khè là như thế nào?

Khò khè ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là triệu chứng hô hấp rất phổ biến, thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi. Khò khè là âm thanh gần giống với tiếng ngáy, có thể nghe bằng tai (áp sát tai) hoặc bằng ống nghe. Phần lớn âm thanh khò khè nghe được khi trẻ thở ra, tuy nhiên khi trẻ hít vào cũng có thể bị khò khè. Triệu chứng này cần được phân biệt với tiếng thở khi bị nghẹt mũi do trẻ bị ho, cảm cúm,... bởi khò khè có thể là triệu chứng của bệnh lý hô hấp.

Làm gì với cơn khò khè của trẻ?

2. Nguyên nhân gây khò khè ở trẻ sơ sinh

Khò khè ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể là do đường thở của trẻ bị hẹp hoặc tắc nghẽn. Đường thở ở đây là đoạn từ khí quản ở ngực đến những phế quản, hay còn gọi là đường hô hấp dưới. Tùy vào vị trí bị hẹp, tắc nghẽn, mức độ thở khò khè của trẻ sẽ khác nhau.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng khò khè ở trẻ nhỏ thường gặp:

Ngoài ra, còn những nguyên nhân không phổ biến như:

Làm gì với cơn khò khè của trẻ?

3. Bé thở khò khè phải làm sao?

Mặc dù khò khè là triệu chứng hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ, tuy nhiên, cha mẹ không nên bỏ qua, bởi có thể trẻ đang gặp vấn đề về hô hấp. Do đó, khi trẻ khò khè khó thở, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và xác định nguyên nhân, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp. Cần đưa trẻ đến khám nếu:

Bên cạnh đó, cha mẹ cần lưu ý, không được tự ý mua và cho trẻ dùng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ, bởi có thể khiến trẻ khò khè khó thở nặng hơn.

Nếu trẻ bị khò khè là do cảm hoặc thời tiết, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp tự nhiên sau để làm thông thoáng đường thở của trẻ, giảm triệu chứng khò khè:

Tuy nhiên, những phương pháp nêu trên cần lưu ý đối với đối tượng trẻ sơ sinh, ví dụ mật ong có thể gây độc ở trẻ sơ sinh. Để làm giảm triệu chứng trẻkhò khè khó thở do nghẹt mũi khi bị cảm, cha mẹ cần lưu ý bổ sung nước, sữa, tăng cường rau xanh và trái cây cho trẻ.

Phần lớn trẻ khò khè khó thở đều có thể chữa khỏi nếu được thăm khám ngay khi phát hiện, xác định nguyên nhân và tuân thủ theo điều trị của bác sĩ.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên bổ sung thêm một số thực phẩm hỗ trợ có chứa thành phần lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm,crom,selen,vitamin nhóm B, ... giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất đồng thời hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, cảm cúm.

Lysine rất cần thiết đối với sự phát triển của trẻ, Lysine thúc đẩy sản xuất men tiêu hóa để kích thích trẻ ăn ngon hơn và tiêu hóa dễ dàng, hiệu quả, gia tăng chuyển hóa thức ăn, hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng từ thực phẩm.Tăng cường lysine cho bé giúp cơ thể tạo kháng thể, phát triển sức đề kháng giúp làm giảm ho, loãng đờm ở trẻ.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Link nội dung: https://ausp.edu.vn/lam-gi-voi-con-kho-khe-cua-tre-a16642.html