Bị côn trùng, kiến chui vào tai là một sự cố không ít người đã gặp phải, đặc biệt là khi nằm ngủ úp tai xuống đất. Việc bị kiến hay bất cứ loài côn trùng nào chui vào tai sẽ gây cảm giác đau và khó chịu, đặc biệt là khi kiến chui vào tai trẻ sơ sinh sẽ khiến trẻ quấy khóc liên tục. Vậy khi kiến chui vào tai phải làm sao? Trẻ bị kiến chui vào tai phải làm như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây ngay nhé!
Kiến chui vào tai sẽ gây ra cho bạn những cảm giác khó chịu nhất định. Và dưới đây sẽ là một số triệu chứng cụ thể cho thấy bạn đang gặp tình trạng kiến hoặc một loài côn trùng nào đó chui vào tai mình:
Những dấu hiệu nhận biết kiến chui vào tai
Trên đây là những triệu chứng từ nhẹ đến nặng mà bạn có thể gặp phải khi bị chui vào tai hoặc bất cứ một loại côn trùng nào khác chui vào tai.
Trong trường hợp nếu bạn phát hiện kiến đã chết thì có thể áp dụng một số cách để lấy kiến ra như lắc đầu để kiến rơi ra hay đổ một ít nước vào ống tai để kiến rơi ra hoặc nghiêng người về bên lỗ tai có kiến để chúng rơi ra.
Ngược lại, trong trường hợp kiến vẫn đang còn sống và đang ngọ nguậy khiến bạn cảm thấy rất khó chịu. Bạn có thể áp dụng 1 trong 3 cách xử lý kiến chui vào tai đơn giản, an toàn và hiệu quả dưới đây:
Việc dùng dầu ăn hoặc dầu massage em bé là mẹo chữa kiến chui vào tai cực kỳ hiệu quả. Cách này khá đơn giản, bạn chỉ cần nghiêng đầu về bên ngược lại, sau đó để tai bị kiến chui vào hướng lên trên và đổ một ít dầu ăn vào lỗ tai là kiến sẽ nhanh chóng bị chết ngộp. Lúc này chúng sẽ bị nổi lên trên và thoát ra khỏi lỗ tai theo dầu. Khi kiến đã ra khỏi tai, bạn chỉ nghiêng đầu ngược lại đề dầu ăn ra khỏi ống tai và bạn cũng không cần phải rửa để loại bỏ dầu trong ống tai.
Dùng dầu thực vật hoặc dầu em bé là cách xử lý kiến chui vào tai
Đối với trẻ bị kiến chui vào tai bạn chỉ nên sử dụng dầu em bé để lấy kiến ra khỏi tai. Bạn chỉ cần chọn loại dầu có độ ấm áp vừa phải, không nên dùng loại dầu quá nóng. Và bạn cần đặc biệt lưu ý rằng, không nên cho quá nhiều dầu vào tai trẻ.
Trong rượu và oxy già thường có một lượng cồn nhất định, ngoài việc chữa kiến chui vào tai thì còn có thể sát trùng những vết thương do kiến gây ra trong ống tai. Với cách này, bạn chỉ cần dùng một miếng bông gòn nhỏ thấm một ít rượu hoặc oxy già. Sau đó để miếng bông bên ngoài tai và nhỏ từng giọt vào ống tai, mùi của rượu và oxy già sẽ khiến cho kiến cảm thấy khó chịu và nhanh chóng phải chui ra ngoài.
Khi thấy kiến đã chui ra ống tai, bạn có thể nhanh chóng dùng kẹp gắp kiến nhẹ nhàng để có thể loại bỏ kiến ra hẳn ngoài tai. Đối với trường hợp kiến chui vào tai trẻ sơ sinh, ngoài việc sử dụng rượu và oxy già bạn có thể sử dụng một chiếc ống tiêm sạch để đưa một chút nước ấm vào trong tai. Cho dù là kiến hay côn trùng nào đang có cố thủ trong tai chắc chắn cũng sẽ tự khác bò ra.
Theo những nghiên cứu về côn trùng nói chung và kiến nói riêng thì đây đều là những loài hướng ánh sáng. Chúng thường sẽ có xu hướng đi về những nơi có ánh sáng, vì vậy bạn chỉ cần sử dụng đèn chiếu vào tai chúng sẽ nhanh chóng bò ra ngoài.
Bạn có thể sử dụng đèn chiếu hoặc thắp nến trước lỗ tai để dẫn đường cho kiến đi theo ánh sáng và chui ra khỏi tai. Tuy nhiên, cách này cần phải có thời gian và kiên trì, nếu không muốn sử dụng bất kỳ chất xúc tác nào vào ống tai thì đây là giải pháp chữa kiến chui vào tai hiệu quả nhất.
Sử dụng ánh sáng để dẫn kiến bò ra ngoài
Khi bị kiến chui vào tai, đầu tiên bạn nên bình tĩnh và nghĩ cách để loại bỏ chúng ra khỏi tai. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải lưu ý một số vấn đề cũng như một số điều không nên làm để tránh gây ra những hậu quả nghiêm trọng:
Trên đây là một số chia sẻ về vấn đề kiến chui vào tai. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích trang bị cho bản thân và biết cách xử lý kịp thời đối với những trường hợp này.
Thủy Phan
(Nguồn Tham Khảo: Tổng Hợp)
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/cach-xu-ly-kien-chui-vao-tai-an-toan-va-hieu-qua-a16625.html