Thai nhi 24 tuần là mấy tháng? Phát triển sẽ như thế nào? Bầu 24 tuần em bé nặng bao nhiêu? Chắc hẳn là thắc mắc của không ít mẹ bầu, nhất là những chị em lần đầu mang thai còn nhiều bỡ ngỡ. Vậy nên, trong nội dung bài viết sau đây Pharmacity sẽ giải đáp chi tiết những thắc mắc trên, hãy cùng tham khảo nhé.
Thai 24 tuần là mấy tháng? Cân nặng là bao nhiêu?
Cũng tương tự như cách tính thời gian thông thường, với mẹ bầu 24 tuần thì lúc này tương ứng là 6 tháng. Theo các bác sĩ cho biết, đây là mốc thời gian mà thai nhi gần như đang dần hình thành và phát triển gần như đầy đủ các cơ quan, bộ phận cơ thể. Vậy nên, nếu chẳng may sinh non ở tuần này thì trẻ vẫn có cơ hội sống sót khi có sự hỗ trợ của máy thở.
Vậy thai nhi 24 tuần nặng bao nhiêu? Thực chất, tùy vào từng mẹ bầu mà trọng lượng của thai nhi ở tuần 24 này sẽ khác nhau, nhưng theo tiêu chuẩn sẽ rơi vào khoảng từ 600 - 700g. Chiều dài cơ thể của thai nhi sẽ khoảng 32cm (tính từ đầu đến gót chân). Mặc dù cơ thể con khá nhỏ bé, bằng một quả dưa lê nhưng gần như các cơ quan trong cơ thể của con đã hoàn thiện, tay chân của trẻ đã có thể gập duỗi bên trong bụng mẹ.
Thai nhi 24 tuần tương ứng với 6 tháng
Thai nhi 24 tuần tuổi phát triển như thế nào?
Sau khi biết được thai 24 tuần là mấy tháng, cân nặng bao nhiêu? Thì khi siêu âm các mẹ sẽ thấy em bé trong bụng của mình đã có nhiều thay đổi so với mấy tháng đầu. Cụ thể:
- Khuôn mặt của con đang dần hoàn thiện từ tóc, lông mày, mũi… tuy còn khá nhỏ.
- Nếu siêu âm kỹ sẽ thấy thai nhi đã có tóc, chỉ là vài sợi màu trắng vì em bé chưa có sắc tố.
- Da của thai nhi tiếp tục phát triển và trở nên mịn màng hơn do việc sản xuất mỡ dưới da. Dưới da, các mạch máu và các mao mạch dày đặc đang hình thành để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.
- Hệ thần kinh của thai nhi đang phát triển, và các giác quan như thính giác và thị giác đang tiếp tục phát triển. Tai và mắt của thai nhi đã có thể phản ứng với âm thanh và ánh sáng từ bên ngoài.
- Các túi phổi của thai nhi đang phát triển, và chúng sẽ bắt đầu sản xuất chất liệu mỡ surfactant, giúp phòng tránh sự hẹp của phổi và giúp bé hít thở một cách dễ dàng sau khi sinh.
- Thai nhi 24 tuần tuổi là lúc mà mẹ cảm thấy được sự di chuyển của con trong bụng của mình, đây là điều mà mẹ bầu nào cũng muốn cảm nhận được.
- Hệ tiêu hóa của thai nhi đang hoạt động và phát triển. Các cơ quan tiêu hóa như dạ dày và ruột đang phát triển để chuẩn bị cho việc tiêu hóa thức ăn sau khi sinh.
- Não bộ của thai nhi đang phát triển nhanh chóng, và các nơ-ron liên kết với nhau để tạo thành mạng lưới phức tạp của hệ thống thần kinh.
Tóm lại, ở tuần thai kỳ 24, thai nhi đã đạt được nhiều mốc quan trọng và chúng đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong các tuần thai tiếp theo để chuẩn bị cho sự ra đời của mình.
Thai nhi 24 tuần về cơ bản đã phát triển gần như toàn diện một số cơ quan
Sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi 24 tuần tuổi
Sau khi biết được thai 24 tuần phát triển như thế nào? Thì bên cạnh em bé trong bụng thì cơ thể người mẹ giai đoạn này cũng có nhiều sự thay đổi từ cảm xúc, cơ thể và lối sống. Chẳng hạn như:
- Bụng dần to hơn: So với những tháng đầu gần như bụng mẹ chưa có nhiều sự thay đổi. Nhưng bước sang tuần 24, có nghĩa là tháng thứ 6 thì với việc thai nhi ngày càng lớn hơn, bụng của mẹ bầu sẽ to hơn một cách rõ ràng. Điều này có thể gây ra cảm giác nặng nề và không thoải mái.
- Cảm giác đau xương khớp: Sự tăng trưởng của bụng có thể gây ra áp lực lên cơ bắp và dây chằng, dẫn đến cảm giác đau nhức vùng lưng, hông ở một số phụ nữ mang thai.
- Thay đổi về hormone: Hormone trong cơ thể mẹ bầu vẫn tiếp tục biến đổi để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Điều này có thể gây ra các biến đổi cảm xúc và thay đổi tâm trạng.
- Cảm nhận được sự chuyển động trong bụng: Ở tuổi thai nhi 24 tuần, nhiều phụ nữ bắt đầu cảm nhận được các cử động của thai nhi. Điều này có thể là một trải nghiệm vô cùng đặc biệt và thú vị cho mẹ bầu.
- Thay đổi trọng lượng: Vì thai nhi ở tháng thứ 6 đã bắt đầu to hơn, kết hợp với chế độ ăn uống đặc biệt cho bà bầu nên một số chị em có thể tăng cân so với những tháng đầu.
- Thay đổi về giấc ngủ: Cảm giác không thoải mái về cơ thể cũng như cảm xúc và lo lắng có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu. Các vấn đề về giấc ngủ, như khó ngủ hoặc giấc ngủ không đủ sâu khá phổ biến ở giai đoạn này.
- Tăng cảm giác đói: Do sự phát triển của thai nhi và nhu cầu dinh dưỡng tăng lên, nhiều phụ nữ mang thai ở giai đoạn này thường cảm thấy đói hơn.
- Dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa: Vì thai nhi tuần 24 càng lớn nên sẽ chèn ép tới các cơ quan liền kề như ruột già, ruột non, trực tràng,… nên dễ làm mẹ bầu khó chịu, dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, đầy hơi.
Thai nhi 24 tuần thì cơ thể của mẹ bầu cũng có nhiều sự thay đổi
Lời khuyên chăm sóc cho mẹ bầu 24 tuần
Không chỉ ở riêng tuần thai 24, trong suốt cả thai kỳ thì đòi hỏi mẹ bầu cần chú ý nhiều hơn tới chế độ dinh dưỡng, cảm xúc, tâm trạng, lối sống. Cụ thể:
- Luôn duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối, bao gồm nhiều rau củ quả, thực phẩm giàu protein, canxi và acid folic để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi và tăng cường sức khỏe của mẹ bầu.
- Da của mẹ bầu có thể trở nên nhạy cảm và dễ bị kích ứng hơn trong thai kỳ. Hãy sử dụng các sản phẩm lành tính, không gây kích ứng, cung cấp đủ ẩm và tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp để có được làn da khỏe đẹp trước, trong và cả sau thai kỳ.
- Duy trì một chế độ tập luyện nhẹ nhàng ngay cả khi mang thai như đi bộ, yoga cho bà bầu hoặc bơi lội có thể giúp cải thiện sức khỏe toàn diện và giảm cảm giác đau nhức.
- Cố gắng giữ tinh thần luôn thoải mái bằng cách thực hiện các hoạt động thư giãn như đọc sách, nghe nhạc nhẹ, thiền, trò chuyện với bạn bè và gia đình.
- Hãy tạo ra một môi trường ngủ thoải mái và yên tĩnh, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya để có được một tinh thần thoải mái, có đủ năng lượng để hoạt động trong thai kỳ.
- Tiếp tục theo dõi lịch hẹn với bác sĩ sản của bạn để kiểm tra sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi định kỳ.
- Bắt đầu ở tuần thai kỳ 24, một số mẹ bầu có thể cảm nhận được các cử động của thai nhi. Hãy chú ý đến những cử động này và chia sẻ cảm xúc, trải nghiệm này với đối tác hoặc gia đình của bạn. Cũng như khi thấy cử động thai bất thường hay đi khám ngay để kiểm tra kịp thời.
Kết luận
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc thai nhi 24 tuần là mấy tháng? Cân nặng bao nhiêu và phát triển như thế nào. Qua đó có thể thấy, giai đoạn này em bé của bạn đang trong quá trình phát triển, cũng đồng nghĩa với việc cơ thể mẹ bầu sẽ có nhiều sự thay đổi. Vậy nên, hãy lắng nghe cơ thể của bạn và tìm cách chăm sóc bản thân một cách tốt nhất để chuẩn bị chào đón bé yêu ra đời nhé.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.