Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Lê Thanh Cẩm -Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Đa phần, sữa mẹ sẽ được sản xuất dựa trên nhu cầu thực tế của trẻ, trẻ càng bú thường xuyên và hiệu quả thì cơ thể mẹ càng tạo ra nhiều sữa. Sữa sẽ từ các tiểu thùy đổ vào các ống góp ở mỗi thùy rồi đi tới các xoang chứa sữa dưới quầng vú. Có tất cả 5 - 10 ống dẫn sữa mở ra ở núm vú. Quá trình sản xuất sữa mẹ chịu sự tác động của 4 hormone là estrogen, progesterone, prolactin và oxytocin.
Cơ chế sản xuất sữa mẹ của cơ thể là tự điều chỉnh hàm lượng các hormone này để sinh sữa. Khi bé bú mẹ, kích thích từ hành động mút của bé giúp mẹ giải phóng nhiều hormone prolactin giúp cơ thể mẹ sản xuất nhiều sữa hơn. Cơ chế này giúp người mẹ luôn đủ sữa cho con vào cữ bú tiếp theo.
Vắt sữa để kích sữa hoặc trữ sữa cho con dùng dần là biện pháp giúp mẹ đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho con yêu. Chính vì thế, sữa mẹ vắt ra để được bao lâu ở nhiệt độ thường hay sữa mẹ bảo quản được bao lâu là mối quan tâm của nhiều bà mẹ.
Thực tế, rất nhiều bà mẹ có chung thắc mắc rằng: “Sữa mẹ để được bao lâu?” hay “Sữa mẹ để ngoài được bao lâu?” vì nhiều trường hợp bé không thể bú trực tiếp mà mẹ phải vắt sữa ra, nếu sữa mẹ để ở môi trường bên ngoài quá lâu sẽ có nguy cơ biến chất và mất chất.
Trong sữa mẹ có rất nhiều đường và đạm, đạm trong sữa mẹ rất giàu các axit amin. Loại đạm này có lợi cho cơ thể bé vì khi bé bú bao nhiêu sẽ hấp thu bấy nhiêu. Nhưng chính vì quá giàu đạm nên vi khuẩn rất thích sinh sôi. Nếu như để quá lâu thì sữa mẹ sẽ bị xâm nhập vi khuẩn rất nhiều, khi bé bú phải sẽ bị nhiễm khuẩn tiêu hóa. Vậy sữa mẹ vắt ra để được bao lâu?
Để giải đáp thắc mắc “Sữa mẹ bảo quản được bao lâu?” của các bà mẹ, các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng:
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé, các mẹ không chỉ cần biết những vấn đề như sữa mẹ để ngoài được bao lâu mà còn cần phải lưu ý:
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/sua-me-vat-ra-bao-quan-duoc-bao-lau-o-nhiet-do-thuong-a16529.html