Vitamin D rất quan trọng, nhưng nó được tìm thấy trong rất ít thực phẩm và khó có thể cung cấp đủ qua chế độ ăn. Vitamin D là một trong những chất bổ sung dinh dưỡng phổ biến nhất. Tuy nhiên, nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của nó, bao gồm cả thời gian và liều lượng hàng ngày. Vậy thời điểm tốt nhất để uống vitamin D để tối đa hóa sự hấp thụ và hiệu quả của nó là khi nào?
Vitamin D khác so với các loại vitamin khác bởi vì nó được coi là một loại hormone và được sản xuất khi làn da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Đủ vitamin D là điều cần thiết cho sức khỏe của cơ thể, vì nó đóng vai trò trong chức năng miễn dịch, sức khỏe xương, phòng chống ung thư và hơn những vấn đề sức khỏe khác.
Tuy nhiên, vitamin D có ở rất ít nguồn thực phẩm. Do đó, việc đáp ứng nhu cầu vitamin D cho cơ thể sẽ trở nên khó khăn khi chúng ta không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên. Đối với người lớn tuổi và những người có làn da sẫm màu, người thừa cân hoặc người sống ở những khu vực hạn chế ánh sáng mặt trời thì nguy cơ thiếu hụt vitamin D lại càng cao hơn.
Khoảng 42% người trưởng thành ở Hoa Kỳ bị thiếu vitamin chủ chốt này. Bổ sung là một cách dễ dàng và hiệu quả để đáp ứng nhu cầu vitamin D, đặc biệt ở người có nguy cơ bị thiếu hụt.
Vitamin D là một loại vitamin tan trong chất béo, có nghĩa là nó không tan trong nước và được hấp thụ tốt nhất trong máu khi kết hợp với thực phẩm giàu chất béo. Vì lý do này, Vitamin D được khuyến cáo nên bổ sung trong bữa ăn để tăng cường sự hấp thu.
Theo một nghiên cứu ở 17 người uống vitamin D với bữa ăn chính trong ngày đã làm tăng nồng độ vitamin D trong máu khoảng 50% chỉ sau 2 tháng. Trong một nghiên cứu khác ở 50 người lớn tuổi có tiêu thụ vitamin D cùng với bữa ăn nhiều chất béo làm tăng 32% lượng vitamin D trong máu sau 12 giờ so với bữa ăn không có chất béo. Bơ, các loại hạt, hạt, các sản phẩm từ sữa đầy đủ chất béo và trứng là nguồn chất béo bổ dưỡng giúp tăng cường hấp thụ vitamin D.
Nhiều người thích dùng thực phẩm bổ sung như vitamin D vào buổi sáng. Nó không chỉ vì thuận tiện mà còn dễ nhớ hơn. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn sử dụng nhiều chất bổ sung, vì nó có thể là thách thức để uống tất cả các chất bổ sung hoặc thuốc trong suốt cả ngày.
Vì lý do này, tốt nhất nên tập thói quen bổ sung vitamin D cùng với một bữa sáng lành mạnh. Sử dụng hộp đựng thuốc, đặt báo thức hoặc lưu trữ các chất bổ sung gần bàn ăn là một vài cách đơn giản để nhắc nhở uống vitamin D.
Nghiên cứu đã chỉ ra mối liên kết mức vitamin D với chất lượng giấc ngủ. Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa lượng vitamin D trong máu thấp với nguy cơ rối loạn giấc ngủ cao hơn, chất lượng giấc ngủ kém hơn và giảm thời gian ngủ.
Ngược lại, một nghiên cứu nhỏ cho rằng nồng độ vitamin D trong máu cao hơn có thể liên quan đến mức melatonin thấp hơn, đây là một hormone chịu trách nhiệm điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ ở những người mắc bệnh đa xơ cứng.
Một số ý kiến cho rằng uống vitamin D vào ban đêm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ do chứng can thiệp vào việc sản xuất melatonin. Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học để xác định việc bổ sung vitamin D vào ban đêm có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ hay không thì vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng.
Uống vitamin D cùng với bữa ăn có thể tăng cường khả năng hấp thụ và tăng nồng độ trong máu hiệu quả hơn. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khẳng định việc dùng nó vào ban đêm hay buổi sáng có thể hiệu quả hơn. Quan trọng nhất là bạn nên điều chỉnh lượng vitamin D và thói quen uống của bạn và thực hiện một cách nhất quán để đảm bảo hiệu quả tối đa.
Hãy thử dùng nó cùng với bữa sáng hoặc với một bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ, miễn là nó không can thiệp vào giấc ngủ của bạn. Điều quan trọng là tìm ra những gì phù hợp với bạn và kiên trì thực hiện để đảm bảo bạn đáp ứng đủ nhu cầu vitamin D của mình.
Sử dụng các chất bổ sung có thể là một cách hiệu quả để tăng nồng độ vitamin D trong máu để tăng cường sức khỏe. Uống vitamin D với thực phẩm có thể tăng cường hiệu quả của nó, vì nó hòa tan trong chất béo. Mặc dù thời điểm tốt nhất chưa được xác định rõ vì cần có thêm những dữ liệu khoa học để xác nhận. Hiện tại, bạn có thể điều chỉnh vitamin D vào thói quen sao cho phù hợp với điều kiện của bạn.
Để bảo vệ sức khỏe toàn diện, bạn nên kiểm tra sức khỏe tổng quát để hiểu rõ cơ thể đang thừa hay thiếu chất gì, có nguy cơ mắc bệnh lý nào hay không, từ đó có các điều chỉnh trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng như can thiệp y khoa sớm.
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/khi-nao-la-thoi-gian-tot-nhat-de-uong-vitamin-d-sang-hay-toi-a16365.html