Vải polyester là chất liệu sợi tổng hợp với khả năng chống nhăn, chống bụi bẩn, nấm mốc và có tính thẩm mỹ cao. Ngày nay, loại vải này được ứng dụng rất nhiều trong ngành may mặc như thời trang, trang trí nội thất và nhất là cả trong sản xuất chăn ga gối đệm. Nếu bạn chưa hiểu rõ về loại vải này, hãy cùng Everon khám phá ngay trong bài viết sau.
Vải polyester là một loại vải tổng hợp có thành phần từ dầu mỏ, than đá và không khí được gọi là ethylene. Về cơ bản, polyester là một loại nhựa và các sợi polyester này được tạo thành nhờ vào quá trình hóa học trùng hợp cùng với 4 dạng sợi cơ bản đó là: sợi thô, sợi xơ, sợi fiberfill và sợi filament.
Ngày nay vải polyester được phân thành 2 dạng chính đó là Polyethylene Terephthalate (PET) và Poly-1, 4-Cyclohexylene-Dimethylene Terephthalate (PCDT). Trong đó dạng PET hiện được dùng phổ biến hơn vì có độ bền cao, có thể sử dụng độc lập hoặc kết hợp với những loại vải khác tăng tính chống nhăn và kháng khuẩn tối ưu.
Sợi polyester được phát hiện đầu tiên trong phòng thí nghiệm vào năm 1930. Đến những năm 1939 - 1941, loại sợi này tiếp tục được các nhà khoa học người Anh nghiên cứu.
Mãi đến năm 1946, Tập đoàn DuPont (Mỹ) đã phát triển thành công polyester. Từ đó, chất liệu được sản xuất rộng rãi ra thị trường trong nước và thế giới.
Đến những năm 70, đây là thời kì đỉnh cao của polyester khi nhạc Disco đang được ưa chuộng lúc bấy giờ. Khán giả đặc được chiêm ngưỡng các nhóm nhạc nổi tiếng như Modern Talking, Gloria Gaynor trong trang phục bóng bẩy và lấp lánh được làm từ chất liệu vải polyester.
Quy trình sản xuất vải polyester được diễn ra như sau:
- Bước 1: Phản ứng trùng hợp
Để tạo thành vải polyester, người ta sẽ tiến hành trộn hỗn hợp Dimethyl Terephthalate với Ethylene Glycol kèm thêm chất xúc tác và được đun nóng ở nhiệt độ tầm 50- 210°C để tạo ra hợp chất Monomer.
Hợp chất này tiếp tục phản ứng cùng với Axit Terephtalic và được đun nóng ở nhiệt độ 280°C. Lúc này, chất polyester đã bắt đầu hình thành và được đùn qua khe hở để tạo thành các dải polyester.
- Bước 2: Sấy khô
Các dải polyester sau khi thu được sẽ được sấy khô và làm mát cho đến khi chất liệu dần trở nên giòn. Sau đó, được cắt thành nhiều mảnh nhỏ và tiếp tục sấy khô thêm lần nữa để các sợi polyester thành phẩm có chất lượng đồng đều.
- Bước 3: Đùn sợi
Các mảnh polyester thành phẩm sẽ tiếp tục đem đi nấu chảy ở nhiệt độ 260 - 270 độ C và tạo thành hỗn hợp dung dịch đặc. Dung dịch này được đặt trong ổ phun sợi và đùn ép qua những chiếc lỗ nhỏ với nhiều hình dạng khác nhau.
Trong quá trình đùn sợi, người ta có thể thêm vào một số hóa chất để khắc phục các nhược điểm của sợi polyester nguyên bản như: chất chống tĩnh điện, chất kháng khuẩn và kháng cháy…
- Bước 4: Kéo sợi
Khi mới hình thành, sợi polyester sẽ rất mềm và dẻo, có thể kéo dãn mảnh polyester với chiều dài gấp nhiều lần so với ban đầu, sợi nhỏ và mảnh hơn. Độ mềm/cứng của sợi polyester thành phẩm sẽ được quyết định ở bước này.
- Bước 5: Cuốn sợi
Sợi Polyester sẽ được cuộn vào một ống lớn và sẵn sàng đem đi khâu dệt vải.
- Sử dụng nước để nhận biết vải polyester: Bạn hãy đổ một ít nước lên trên bề mặt vải. Nếu như nước tạo thành giọt và lăn tăn trên bề mặt thì đây chắc chắn là vải polyester với khả năng chống thấm cao.
Trong trường hợp vải thấm hút nước tốt và vải dần bị ẩm trong thời gian ngắn thì vải này không phải polyester.
- Quan sát bề mặt của vải: chất liệu polyester thông thường sẽ được cấu tạo thêm một lớp tráng bạc nên chống thấm khá hiệu quả. Do đó, khi quan sát bằng mắt, bạn sẽ thấy bề mặt của vải Polyester mềm mượt và trơn bóng. Tuy nhiên, với những loại vải không thấm nước thì trên bề mặt sẽ không có độ trơn bóng.
- Vải có khả năng nhanh khô: Ưu điểm nổi bật của vải này là khả năng nhanh khô trong khoảng thời gian ngắn. Do đó, vải polyester thường được dùng để làm túi chống nước, quần đùi đi biển, quần áo mưa, ô dù hoặc là lều cắm trại...
- Độ bền tốt : Vải Polyester có độ co giãn tốt cùng với khả năng chống co rút sau thời gian sử dụng. Ngoài ra vải Polyester còn có khả năng không bị mài mòn và chống nhăn hiệu quả.
- Chống nước tốt: Những sản phẩm có khả năng chống nước tốt đều được sản xuất từ Polyester như áo khoác, lều bạt và túi ngủ… Với đặc tính nổi bật là hút ẩm kém, không bị phai màu theo thời gian mà rất dễ dàng gia công.
- Dễ nhuộm màu: Vải polyester cho phép nhuộm màu dễ dàng và tạo ra thành phẩm lên màu rất đẹp, bên cạnh đó vải còn giữ được màu tốt mà không lo bị phai màu.
- Dễ dàng giặt ủi: Polyester thường rất bền và có khả năng chịu được nhiều loại hóa chất. Với loại vải này, bạn có thể giặt và sấy khô tại nhà mà không lo nhiệt độ làm hư vải cùng với chế độ giặt mạnh hơn so với các loại vải khác.
- Giá thành rẻ: Vải plyester được sản xuất từ nguyên liệu có chi phí thấp và quy trình sản xuất không phức tạp nên có giá thành tốt, phù hợp với người tiêu dùng.
- Gây cảm giác nóng bức, khó chịu: Loại vải này có độ dày cao, khả năng thấm hút kém và chất vải nóng, không phù hợp để mặc vào mùa hè. Khi sản xuất, người ta thường kết hợp loại vải này cùng với các chất liệu khác như là cotton, modal… để tạo ra các sản phẩm có nhiều ưu điểm hơn.
- Gây ô nhiễm môi trường: Vì là loại vải tổng hợp hóa học nên khả năng phân hủy của vải polyester thấp. Quá trình sản xuất vải cũng độc hại và gây ảnh hưởng đến môi trường.
Vải polyester được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sau:
Trong may mặc, vải polyester thường kết hợp với các loại vải khác như cotton để tăng tính thấm hút. Vải polyester pha thường dùng để sản xuất các trang phục thể thao.
Sợi polyester có nhiều ưu điểm như không hút ẩm, kháng khuẩn và kháng bụi tốt. Vải cũng dễ dàng bắt màu nhuộm và không bị hủy hoại bởi nấm mốc cho nên chúng được ứng dụng nhiều để sản xuất vải công nghiệp, vật liệu cách điện và các sản phẩm trang trí nội thất.
Vải polyester cũng là vật liệu cách nhiệt, cách điện hiệu quả, kháng khuẩn tốt nên thường được dùng để sản xuất chăn ga gối đệm.
Ruột gối Everon Standard Soft với chất liệu sợi bông polymer được người dùng yêu thích lựa chọn hiện nay.
Ngoài ra, vải này có độ bền cao, chống thấm nước nên được ứng dụng để sản xuất các sản phẩm như là dù, bạt và áo mưa, túi đựng giấy tờ.
- Bạn có thể giặt vải bằng tay hoặc máy giặt đều được.
- Khi giặt thì bạn có thể dùng thêm nước xả cho mềm vải.
- Không dùng nước quá nóng để giặt hoặc sử dụng chế độ giặt quá mạnh làm giảm độ bền của vải.
Trên đây là những chia sẻ của Everon.com về chất liệu vải polyester, hy vọng sẽ giúp bạn có những thông tin hữu ích và lựa chọn cho mình các sản phẩm, vật dụng phù hợp nhất.
Xem thêm:
Vải denim là gì? Vải denim và vải jeans có khác nhau không?
Vải cotton là gì? Ưu, nhược điểm và cách nhận biết
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/vai-polyester-la-gi-nhung-dieu-can-biet-ve-vai-polyester-a16353.html