Hậu sản mòn là hiện tượng sản phụ bị thiếu cân do chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, có thể gây ra tình trạng suy nhược sau sinh. Khi bị tình trạng này, cơ thể người mẹ thường trở nên yếu đuối và khó tăng cân, đặc biệt là sức đề kháng giảm, dẫn đến nguy cơ mắc nhiều bệnh. Ngoài ra, thiếu cân cũng có thể gây kiệt sức và suy dinh dưỡng nghiêm trọng.
Bệnh hậu sản mòn thường xuất hiện khoảng 3 tháng sau khi sinh bé. Do đó, sản phụ cũng như những người thân trong gia đình cần chú ý và quan tâm đặc biệt đến sức khỏe trong giai đoạn này.
Hậu sản mòn là gì?
Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng hậu sản mòn, bạn có thể tham khảo để biết cách phòng tránh.
Về cơ bản, nguyên nhân gây hậu sản mòn đều xuất phát từ chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng, vì vậy việc cân bằng dinh dưỡng và có thời gian nghỉ ngơi sau sinh là rất quan trọng đối với các bà mẹ.
Một trong những triệu chứng để nhận biết hậu sản mòn là cơ thể sản phụ gầy yếu, khó tăng cân, sức đề kháng kém, dễ mắc nhiều bệnh tật.
Những sản phụ cơ thể gầy gò, mệt mỏi thường xuyên và xuất hiện triệu chứng sút cân nhanh chóng trong vài tuần sau khi sinh là dấu hiệu hậu sản mòn. Họ cũng có thể gặp phải các triệu chứng như sôi bụng, không muốn ăn và cảm thấy xót ruột.
Biểu hiện hậu sản mòn là gì?
Mặc dù hậu sản mòn không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại có tác động không nhỏ đến sức khỏe của sản phụ. Dưới đây là một số hậu quả của chứng hậu sản mòn
Sản phụ bị hậu sản mòn phải làm sao?
Xem thêm:
Về cơ bản, hậu sản mòn có thể được điều trị bằng cách điều chỉnh chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng. Dưới đây là những lưu ý dành cho sản phụ bị hậu sản mòn.
Luyện tập thể dục thể thao để phòng tránh hậu sản mòn.
Hậu sản mòn có chữa được không?
Hiện nay có nhiều phương pháp chữa trị hậu sản mòn, trong đó có các bài thuốc dân gian. Dưới đây là cách điều trị hậu sản mòn bằng bài thuốc dân gian sản phụ có thể tham khảo:
Tam thất có vị đắng ngọt, tính ôn, tác động chủ yếu vào can và vị, giúp phá huyết tán ứ, tiêu thũng, giảm viêm, giảm đau, cầm máu. Những tác dụng này đều có lợi cho các mẹ sau sinh, đặc biệt là những phụ nữ bị hậu sản mòn và có tình trạng đẻ xong máu hôi không sạch.
Nguyên liệu:
Cách làm:
Củ tam thất có thể chữa hậu sản mòn hiệu quả.
Lá mồng tơi có tính hàn, giải độc, giúp tán nhiệt. Ngoài ra, loại rau này được cho là có thể hỗ trợ điều trị thiếu máu do thiếu sắt và có tác dụng làm đẹp da. Do đó, các mẹ sau sinh nên thêm mồng tơi vào chế độ dinh dưỡng để hưởng các lợi ích này.
Nguyên liệu:
Cách làm:
Hồng sâm có vị đắng ngọt, tính ấm, quy 5 phủ tạng và 12 kinh, có tác dụng đại bổ nguyên khí, giúp giảm mệt mỏi, tăng cường miễn dịch, cải thiện tuần hoàn máu và chống oxy hóa, đồng thời có tác dụng làm đẹp da. Những tác dụng này đều có lợi cho sản phụ bị hậu sản mòn.
Nguyên liệu:
Cách làm:
Sau khi sinh, các mẹ bỉm có thể uống nước hồng sâm ấm để cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hồng sâm không phù hợp cho trường hợp sốt cao, ra mồ hôi nhiều, hay bệnh lý tăng huyết áp. Khi sử dụng hồng sâm, tránh uống trà hoặc ăn củ cải.
Cách chữa hậu sản mòn sau sinh bằng hồng sâm.
Lá tre gai có vị đắng, tính mát, giải nhiệt, giúp thanh tâm, cầm huyết và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như nhiễm trùng, sốt cao và phù thũng. Sau khi sinh, mẹ có thể sử dụng lá tre gai như một phương pháp điều trị hậu sản theo hướng dẫn sau đây:
Nguyên liệu:
Cách làm:
Tầm gửi cây gạo có vị ngọt đắng, tình bình, mùi thơm, thường được sử dụng để tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp sỏi đường tiết niệu, viêm cầu thận và hậu sản cho phụ nữ sau sinh.
Nguyên liệu:
Cách làm:
Tầm gửi cây gạo có thể chữa hậu sản gầy mòn hiệu quả.
Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Hậu sản mòn là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa.
Ngoài ra nếu như bạn còn có câu hỏi gì liên quan đến sản phụ khoa hãy liên hệ ngay tới Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua hotline 1900 1806 để được tư vấn, đặt lịch khám và điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất nhé.
Phương Đông luôn sẵn lòng phục vụ quý khách!
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/hau-san-mon-la-gi-nguyen-nhan-trieu-chung-dieu-tri-va-phong-ngua-a16319.html