Nhịp tim thường giảm khi trẻ lớn lên, vì vậy trẻ sơ sinh có nhịp tim cao nhất và dần chậm lại khi đến tuổi trưởng thành. Vậy nhịp tim bình thường của trẻ là bao nhiêu? Bài viết này sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc của bạn.
Người lớn có nhịp tim bình thường nằm trong khoảng từ 60-100 nhịp/phút. Tuy nhiên, trẻ em có nhịp tim bằng hoặc cao hơn tùy vào mỗi độ tuổi. Với cả trẻ em và người lớn, nhịp tim mỗi phút sẽ khác nhau khi hoạt động hay nghỉ ngơi. Ví dụ, tim đập nhanh hơn khi tập thể dục và chậm lại khi ngủ. (1)
Nhịp tim bình thường của trẻ lớn hoặc thanh thiếu niên khi nghỉ ngơi là 60-100 nhịp/phút. Ở trẻ sơ sinh, tim đập trung bình từ 100-190 nhịp/phút. Ở nhiều trẻ, nhịp tim tăng nhanh khi hít vào, sau đó chậm lại khi thở ra. Sự thay đổi nhịp tim theo nhịp thở này được gọi là rối loạn nhịp xoang và không cần lo ngại.
Biết nhịp tim bình thường là bao nhiêu và cách kiểm tra mạch của trẻ giúp cha mẹ tránh được những lo lắng không cần thiết về nhịp tim của con; đồng thời giúp xác định mạch đập nhanh hay chậm khi con bị ốm và cho cha mẹ biết khi nào cần đưa trẻ khám bác sĩ. Nếu phát hiện có hiện tượng rối loạn nhịp tim, bác sĩ thực hiện các kiểm tra cận lâm sàng để củng cố chẩn đoán.
Nhịp tim nghỉ ngơi và nhịp tim mục tiêu là những khái niệm về các loại nhịp tim thường được nhắc đến. (2)
Nhịp tim nghỉ ngơi là nhịp tim khi không tập thể dục, thay vào đó là trạng thái bình thường như đang xem phim hoặc đọc sách. Trẻ em thường có nhịp tim khi nghỉ ngơi cao hơn người lớn vì kích thước tim nhỏ hơn, thể tích nhát bóp và thể tích tống máu thấp hơn. Do đó, nhịp tim nghỉ ngơi phụ thuộc vào độ tuổi và sức khỏe tổng thể. Trẻ càng nhỏ tuổi, nhịp tim càng có xu hướng cao hơn.
Trẻ em thường có nhịp tim khi nghỉ ngơi cao hơn trong những năm đầu đời và mới biết đi, sau đó con số này giảm xuống khi đến tuổi thiếu niên. Phạm vi nhịp tim nghỉ ngơi (nhịp/phút) của trẻ là:
Nhịp tim mục tiêu là mức lý tưởng mà nhịp tim sẽ đạt được trong khi trẻ tập thể dục. Việc xác định nhịp tim mục tiêu nhằm đảm bảo trẻ đang tập luyện hiệu quả. Phép tính phổ biến để xác định nhịp tim mục tiêu ở người lớn (220 nhịp/phút trừ đi tuổi của bạn) không chính xác cho trẻ em và không nên được sử dụng. Bác sĩ nhi khoa có thể xác định nhịp tim mục tiêu chính xác cho trẻ để đánh giá các bất thường về nhịp tim.
Nhịp tim bình thường của trẻ được đo khi đang nghỉ ngơi, tỉnh táo, khỏe mạnh và không khóc, chạy nhảy, chơi đùa. Số trung bình được liệt kê là “nhịp tim nghỉ ngơi” bình thường và đại diện cho nhịp tim trung bình của toàn bộ trẻ tham gia nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Lancet. (3)
Tuổi Nhịp tim bình thường (nhịp/phút)Phạm vi bình thường (nhịp/phút) 0 - 3 tháng 143 107 - 181 3 - 6 tháng 140 104 - 175 6 - 9 tháng 134 98 - 168 9 - 12 tháng 128 93 - 161 12 - 18 tháng 116 88 - 156 18 - 24 tháng 116 82 - 149 2 - 3 tuổi 110 76 - 142 3 - 4 tuổi 104 70 - 136 4 - 6 tuổi 98 65 - 131 6 - 8 tuổi 91 59 - 123 8 - 12 tuổi 84 52 - 115 12 - 15 tuổi 78 47 - 108 15 - 18 tuổi 73 43 - 104Trẻ nhỏ thường có nhịp tim nhanh hơn so với thanh thiếu niên. Mặt khác, những thanh thiếu niên rất khỏe mạnh có nhịp tim khi nghỉ ngơi thấp hơn trẻ nhỏ từ 40-50 nhịp/phút.
Trẻ bị rối loạn nhịp tim thường không có triệu chứng hoặc không thể nhận biết bất thường. Những nhịp tim bất thường này được phát hiện khi trẻ được khám sức khỏe định kỳ hoặc thăm khám bệnh khác.
Nhịp tim nhanh là tình trạng nhịp tim cao hơn bình thường. Đối với trẻ sơ sinh, nhịp tim khi nghỉ ngơi hơn 160 nhịp/phút được coi là nhịp tim nhanh. Đối với thanh thiếu niên, con số này là 90 nhịp/phút.
Có một số loại nhịp tim nhanh không cần điều trị hoặc có thể tự khỏi; tuy nhiên, một số dạng rối loạn nhịp tim nhanh khác lại nguy hiểm hơn và có thể gây ra vấn đề cho trẻ em. Trẻ cần được thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị nếu có tình trạng bất thường.
Nhịp tim chậm là nhịp tim dưới ngưỡng thấp bình thường đối với lứa tuổi của trẻ. Ở trẻ em, hai trong số các loại nhịp tim chậm phổ biến nhất là:
Nhịp tim chậm hơn bình thường có thể báo hiệu một số vấn đề. Đối với trẻ sơ sinh, có thể liên quan đến các vấn đề hô hấp hay tiếp xúc với một số loại thuốc trước khi sinh hoặc giảm nhiệt độ cơ thể. Với trẻ em, nhịp tim chậm hơn bình thường có thể đang có vấn đề trong cấu trúc tim.
Cũng giống như ở người lớn, nhịp tim của trẻ sẽ thay đổi tùy thuộc vào mức độ hoạt động, (trẻ đang ngủ hay thức, trẻ khỏe hay ốm, bình tĩnh hay căng thẳng). Nhịp tim trẻ thường không liên quan đến vấn đề nội tại về tim; có thể tăng lên với bất cứ điều gì khiến trẻ phấn khích hoặc khó chịu. Khi điều này xảy ra, nhịp tim nhanh - chậm chỉ là một phản ứng tự nhiên đối với những điều đó. (4)
Một đứa trẻ có thể có nhịp tim nhanh nếu như đang:
Ngoại trừ uống nhiều caffeine gây ra vấn đề ở một số trẻ, song hầu hết nếu trẻ đang gặp bất cứ điều nào ở trên, nhịp tim nhanh thường không đáng lo ngại. Ngoài ra, tim của trẻ tự nhiên đập nhanh hơn tim người lớn và có thể đập nhanh hơn nhiều trong khi tập thể dục so với nhịp tim của người lớn.
Tuy nhiên, nếu trẻ có các triệu chứng như đau ngực hoặc khó thở cùng với nhịp tim nhanh, trẻ cần được chăm sóc y tế. Một nguyên tắc nhỏ là nếu tim trẻ đập quá nhanh khiến cha mẹ không thể đếm được nhịp đập thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám, chữa trị.
Tương tự, một đứa trẻ thường có nhịp tim chậm hơn khi ngủ, nhưng nếu nhịp tim trẻ chậm vào giữa ngày và có các triệu chứng gần ngất hoặc ngất, thì cũng cần thăm khám để được can thiệp kịp thời.
Cha mẹ có thể đo mạch của con bằng cách đặt ngón tay mình lên cổ tay của trẻ dưới ngón tay cái, trên giữa ngực, một bên cổ hoặc trên cùng của bàn chân. Những vị trí này là những vùng của cơ thể có động mạch nằm ngay dưới da.
Ví dụ, động mạch cảnh ở cổ và động mạch quay ở cổ tay. Cha mẹ sẽ biết mình đã bắt được mạch của con mình khi cảm thấy tim trẻ đập thình thịch. Lúc này, hãy đếm số nhịp trong khoảng thời gian 60 giây. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể đo nhịp tim cho trẻ bằng các dụng cụ y tế.
Nhịp tim rất nhanh hoặc chậm có thể là một trường hợp cấp cứu y tế, đặc biệt nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng nào liên quan, như: chóng mặt, cáu kỉnh, ngất xỉu. Điều quan trọng phụ huynh cần trao đổi với bác sĩ Nhi hoặc bác sĩ Tim mạch Nhi nếu nhịp tim của trẻ tiệm cận giới hạn trên hoặc dưới mức bình thường.
Bác sĩ sẽ chỉ định một số kiểm tra cận lâm sàng xem trẻ có bất thường về tim hay không. Ngoài mạch của trẻ, bác sĩ cũng có thể kiểm tra huyết áp và yêu cầu đo điện tâm đồ. Điều này cho phép bác sĩ không chỉ khảo sát nhịp tim mà còn cả hoạt động điện sinh lý của tim để tìm nguyên nhân gây bất thường nhịp tim ở trẻ.
Khi còn trong bụng mẹ, nhịp tim thình thịch đều đặn của thai nhi chứng tỏ bé đang phát triển tốt. Khi nhịp tim của thai nhi chậm hơn dự kiến, bác sĩ có thể cần kiểm tra sâu hơn.
Điều quan trọng cần lưu ý là nhịp tim của bé không nhất quán trong những tuần đầu tiên của thai kỳ. Khoảng 6-9 tuần, có thể dao động từ 160-180 nhịp/phút. Sau đó, khi bé phát triển dần và hoàn thiện não bộ, nhịp tim dần dần giảm xuống còn 110-160 nhịp/phút.
Khi trẻ chào đời, có nhiều khía cạnh khác nhau về sức khỏe của trẻ mà cha mẹ quan tâm, trong đó nhịp tim nhanh có thể khiến cha mẹ cảm thấy hơi lo lắng. Tuy nhiên, tim trẻ sơ sinh bình thường luôn đập nhanh hơn trẻ lớn hoặc người lớn, có thể lên đến 160 nhịp/phút.
Nếu lo lắng nhịp tim của trẻ có dấu hiệu bất thường, bố mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám chuyên khoa Tim mạch để được kiểm tra và can thiệp nếu cần.
Nhịp tim bình thường của trẻ là một trong những tiêu chí đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ. Do đó, nếu tim của trẻ đập nhanh hoặc chậm hơn so với mức bình thường theo tuổi, theo trạng thái vận động hay nghỉ ngơi, bố mẹ cần đưa trẻ thăm khám để được chẩn đoán và điều trị nếu cần.
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/nhip-tim-binh-thuong-cua-tre-em-la-bao-nhieu-theo-tung-nhom-do-tuoi-a16308.html