Nguồn gốc của áo dài truyền thống Việt Nam

Là người Việt Nam, không một ai là không biết đến hình ảnh áo dài truyền thống thướt tha. Nét đẹp truyền thống từ bao đời nay vẫn còn lưu lại qua tà áo dài. Tuy nhiên nguồn cội của chiếc áo dài truyền thống như thế nào thì có lẽ nhiều người vẫn chưa biết. Hãy cùng khám phá về sự ra đời và ý nghĩa tà áo dài truyền thống Việt Nam nào.

Nguồn gốc tà áo dài truyền thống Việt Nam

Áo dài là trang phục truyền thống của Việt Nam, được cách tân từ áo “ngũ thân lập lĩnh” và được phát triển từ thời kỳ Tây hoá hay còn được gọi với cái tên áo tân thời. Từ nam đến nữ ai ai cũng thể khoác lên chiếc áo dài với đầy niềm kiêu hãnh và tự hào dân tộc.

Ngày nay áo dài là một loại trang phục biểu tượng của đất nước Việt Nam, thể hiện được những nét văn hoá, tượng trưng cho cho vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm của người phụ nữ Việt.

Một bộ áo dài truyền thống có cấu tạo gồm tay áo, cổ áo, hai tà áo và quần. Cổ áo thường may cao khoảng 3cm, tay áo dài đến cổ tay, thân áo được thiết kế ôm dáng có nút bấm hoặc cài ở một bên. Tà áo gồm 2 tà, được xẻ từ eo cho đến gần cổ chân. Ở phần thân ngực và sau lưng sẽ có chiết li. Quần mặc với áo dài sẽ có độ dài từ eo cho đến hết mắt cá chân hoặc có thể dài đến gót bàn chân, ống quần rộng.

Với mẫu áo dài nam cũng tương tự như áo dài nữ tuy nhiên phân eo không may ôm sát, thân áo thường có dáng suông thẳng đứng thể hiện được sự nam tính, mạnh mẽ và sự chín chắn.

Nguồn gốc của áo dài truyền thống Việt Nam

(Hình ảnh cổ phục được lưu lại cho thấy nét tương đồng với áo dài hiện đại)

Tiền thân áo dài

Phiên bản đầu tiên của chiếc áo dài ngày nay chính là áo ngũ thân lập lĩnh - được ra đời vào năm 1744 từ thời chúa Nguyễn Phúc Khoát ở Đàng Ngoài. Với một tham vọng muốn thống nhất hai Đàng, Vua Nguyễn Phúc Khoán đã ban sắc dụ cho các quan chức cấp cao sử dụng duy nhất một loại trang phục nhằm để phân biệt với những tầng lớp dân thường khác. Áo ngũ thân lập lĩnh đã thành hình cơ bản qua những bộ trang phục này.

Bộ áo dài ngũ thân lập lĩnh bao gồm:

Nguồn gốc của áo dài truyền thống Việt Nam

Mẫu áo dài ngũ thân

Thân áo: được cấu tạo bởi 5 mảnh thân ghép lại bào gồm 2 mảnh áo trước, 2 mảnh áo sau, và 1 mảnh còn lại nằm phía bên phải ở trước thân. Vạt áo được may hơi xòe và cong.

Nút áo: có 5 nút, vị trí các nút áo thường được kéo dài từ giữa cổ áo cho đến phần phía dưới cánh tay. Các loại nút này thường hay được làm bằng các nguyên liệu như gỗ, hạt ngọc hay kim loại,…

Lớp lót: mặc bên trong áo dài, có màu trắng, kiểu áo này gần giống như áo bà ba

Tay áo: được may với kích thước thoải mái để có thể dễ dàng hoạt động hơn. Mẫu áo ngũ thân lập lĩnh khi trải trên sàn thì vai và tay sẽ là một đường thẳng. Phần vai áo không may cứng như phần vai của áo vest.

Cổ áo: Cổ áo được may dựng đứng vuông, ôm kín vào cổ. Cổ áo thường được may hai lớp để tạo độ cứng và đứng.

Nguồn gốc của áo dài truyền thống Việt Nam

(Sự phát triển mạnh mẽ của trang phục truyền thống phù hợp với sự phát triển của xã hội)

Ý nghĩa của tà áo dài truyền thống Việt Nam

Áo dài là hơi thở của nền văn hoá Việt

Không dễ dàng để một loại trang phục có thể tồn tại và phát triển được vài thế kỷ như vậy. Áo dài luôn chiếm trọn sự yêu thích và trân trọng của con người Việt.

Dù có đặt chân đến nơi đất khách thì tà áo dài trên nền chất liệu vải lụa hay gấm sang trọng vẫn thướt tha trong gió, người Việt Nam ở nơi xa vẫn cảm nhận được tâm hồn của quê hương, vẫn cảm nhận đâu đó nét văn hoá của đất nước mình. Nói tà áo dài là hơi thở của nền văn hoá Việt Nam bởi nó thể hiện được tính cách và con người và đặc biệt là người phụ nữ Việt kiên cường bất khuất.

Hình ảnh những tà áo dài Việt Nam luôn hiện diện trên đấu trường sắc đẹp quốc tế, trong những cuộc thi lớn nhỏ hay vẫn luôn len lỏi trong cuộc sống hàng ngày của con người. Từ những người học sinh cho đến các cơ quan làm việc, các lễ hội và đặc biệt là dịp lễ tết cưới hỏi. Tà áo dài luôn được người Việt trân trọng và chỉ được mặc vào các ngày quan trọng nhất của đời sống.

Vào năm 1970, tà áo dài truyền thống Việt Nam đạt huy chương vàng tại hội chợ Osaka tại Nhật Bản. Và được bình chọn là một trong những loại trang phục truyền thống đẹp nhất.

Nguồn gốc của áo dài truyền thống Việt Nam

Sự cải cách trên hơi hướng truyền thống tạo nét độc đáo của trang phục áo dài

Tà áo dài truyền thống mang đậm triết lý nhân sinh

Tà áo dài Việt Nam bao năm qua đã chứa đựng những ý nghĩa truyền đời sâu sắc. Được phát triển và biến tấu từ những chiếc áo ngũ thân, tà áo dài hiện nay vẫn thể hiện được ý nghĩa được gửi gắm qua bao đời. Với chiếc áo ngũ thân của nam ngày xưa hay những chiếc tà áo biểu tượng cho tứ thân, phụ mẫu. Ngoài ra chúng còn thể hiện cho quan điểm ngũ thường chính là nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Phần áo lót bên trong áo ngũ thân có màu trắng được quan niệm tinh thần và thân thể thuần khiết sạch sẽ.

Nguồn gốc của áo dài truyền thống Việt Nam

Áo dài truyền thống đậm triết lý nhân sinh

Tà áo dài trải dài truyền thống của Việt Nam xuất hiện trên mọi miền đất nước, trên các nẻo đường và còn là di sản văn hoá phi vật thể nhân loại được UNESCO công nhận. Áo dài Việt Nam hiện nay được cách tân với nhiều kiểu dáng khác nhau như áo dài tay phồng , tay nhỡ,..

Trải nghiệm thiết kế áo dài truyền thống phong cách và ý nghĩa bạn có thể liên hệ ngay với LAMIA qua HOTLINE: 0969.436.090 hoặc Website: www.lamia.com.vn

Xem thêm:

Link nội dung: https://ausp.edu.vn/nguon-goc-cua-ao-dai-truyen-thong-viet-nam-a16288.html