Thai 23 tuần nặng bao nhiêu gam mới đạt chuẩn?
Về sự phát triển của thai nhi, tổ chức Y tế Thế giới đã công bố chiều cao cân nặng chuẩn của em bé trong từng thời kỳ. Vậy thai 23 tuần nặng bao nhiêu gam mới đạt chuẩn? Theo WHO thì em bé trong thời kỳ này sẽ nặng trung bình 500 gam và dài khoảng 28,9cm.
Cơ thể của thai nhi khi được 23 tuần tuổi đã cơ bản hình thành tuy nhiên lại chưa được hoàn thiện và vẫn sẽ phát triển về mọi mặt trong những tuần kế tiếp. Trong giai đoạn này em bé đã có những thay đổi khiến ba mẹ đang kinh ngạc, đặc biệt là khi theo dõi nhịp đập tim thai của bé.
Thai nhi 23 tuần nặng bao nhiêu nặng bao nhiêu gam?
Ngoài vấn đề thai 23 tuần nặng bao nhiêu gam thì bố mẹ cũng nên nắm rõ những đặc điểm của bé trong thời kỳ này như:
- Phổi đã có thể thở độc lập, chất hoạt dịch có trong cơ quan này sẽ giúp bé giữ khí oxy cho tới khi chào đời.
- Em bé nằm trong bụng mẹ có phần mông hướng xuống dưới và phần đầu hướng lên phần xương sườn của người mẹ.
- Bé đã biết nằm nghiêng sang một bên hay nằm chéo so với tử cung của mẹ bầu.
- Thai nhi vẫn không ngừng cử động trong tử cung của người mẹ.
- Tim thai của bé đã có thể được theo dõi nếu mẹ bầu thăm khám thai định kỳ.
- Những vấn đề bất thường về sức khỏe của thai nhi có thể được phát hiện sớm thông qua việc đếm số lần thai máy trong ngày.
- Mặc dù đã tăng cân khá nhiều nhưng thai nhi 23 tuần tuổi vẫn có làn da nhăn nheo.
- Các bộ phận mắt, môi, lông mi, lông mày đã hình thành. Tuy nhiên, mắt bé vẫn chưa xuất hiện lòng đen.
Sự thay đổi của mẹ bầu khi mang thai tuần 23
Ngoài vấn đề thai 23 tuần nặng bao nhiêu gam mới đạt chuẩn thì các mẹ bầu cũng nên quan tâm tới cả những thay đổi của mình trong giai đoạn này. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe của mình và em bé.
Thai 23 tuần thai phụ khỏe mạnh sẽ tăng trung bình 45g mỗi tuần.
Mẹ bầu khi mang thai tuần 23 có những thay đổi về tâm, sinh lý sau đây:
- Đa số chị em mang thai 23 tuần đều tăng trung bình 450g mỗi tuần và tăng nhiều hơn trong những tháng cuối.
- Mẹ bầu vẫn xuất hiện tình trạng đau mỏi lưng. Xương sống phía dưới tiếp tục uốn cong ra phía sau nhằm mục đích giữ thăng bằng cho toàn bộ cơ thể khi em bé đang ngày một lớn và nặng hơn.
- Đôi khi bà bầu sẽ cảm thấy hơi mất cân bằng bới khi mang thai tuần thứ 23 trở đi. Lúc này tâm trọng lực của chị em bị lệch do sức nặng của bé đồng thời hoócmôn làm mềm các khớp xương và dây chằng có thể gây khó khăn hơn cho việc đi lại.
- Dịch âm đạo của mẹ bầu từ tuần thứ 23 sẽ tiếp tục tăng với màu trắng và lỏng.
Chế độ dinh dưỡng giúp bé tăng cân cho mẹ bầu 23 tuần
Thai 23 tuần phát triển như thế nào? Để đảm bảo sự phát triển của thai nhi từ tuần thứ 23, mẹ bầu cũng nên chú ý hơn tới chế độ dinh dưỡng của mình. Một chế độ ăn uống và vận động khoa học sẽ giúp em bé tăng cân đều đặn trong những tuần tiếp theo.
Thai 23 tuần mẹ bầu vẫn cần tiếp tục bổ sung thêm sữa cùng các loại ngũ cốc, rau xanh va hoa quả.
Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng giúp bé tăng cân dành cho mẹ bầu tuần 23 như:
- Hạn chế hấp thụ lượng natri vào cơ thể bằng việc tránh ăn các thực phẩm như muối lạc, muối vừng đồ ăn nhanh như xúc xích, khoai tây chiên hay nem chua rán.
- Mẹ bầu mang thai 23 tuần nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc nguyên cám, sữa,... Những thực phẩm này sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ bị phù nề hay mắc bệnh tiểu đường thai nghén…
- Thực hiện chế độ ăn 6 bữa 1 ngày, trong đó có 3 bữa chính và 3 bữa phụ. Chú ý hãy ăn bất cứ khi nào nếu cảm thấy đói.
- Tránh xa đồ uống có cồn, gas và các loại chất kích thích nói chung. Đáng chú ý, việc ngửi thấy mùi khói thuốc lá cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi. Việc uống trà, cà phê thường xuyên có thể khiến nhịp tim và trí não của bé bị rối loạn.
Lời khuyên dành cho mẹ bầu mang thai 23 tuần
Trong giai đoạn này, việc chăm sóc sức khỏe đúng cách là vô cùng quan trọng. Dưới đây là những lời khuyên rất hữu ích của Bác sĩ đối với mẹ bầu mang thai 23 tuần tuổi:
- Thai phụ cần nghỉ ngơi đầy đủ, hạn chế vận động nặng và duy trì tinh thần vui vẻ.
- Giấc ngủ quan trọng đối với sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.
- Cần lên kế hoạch thăm khám định kỳ. Mẹ bầu cần thường xuyên kiểm tra cân nặng, huyết áp, nhịp tim thai và thực hiện các xét nghiệm như xét nghiệm nước tiểu, đo kích thước tử cung.
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân có hại như khói thuốc lá, rượu, bia và hóa chất.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý và sử dụng thực phẩm tươi, có nguồn gốc rõ ràng để bảo vệ sức khỏe của mẹ bầu.
- Uống đủ nước và thực hiện xoa bóp chân thường xuyên để giảm chuột rút.
- Thông báo ngay với Bác sĩ hoặc người thân nếu có dấu hiệu sinh non để được hỗ trợ kịp thời.
Thai nhi 23 tuần tuổi biết làm gì?
Vừa rồi là những thông tin giúp mẹ bầu giải đáp thắc mắc thai 23 tuần nặng bao nhiêu gam và những lưu ý về chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn này. Hy vọng bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ hữu ích cho các bạn, nhất là những chị em mới mang thai lần đầu và chưa có nhiều kinh nghiệm.