Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Dược sĩ, Tiến sĩ Phan Quỳnh Lan - Giám đốc khối Dược Hệ thống Y tế Vinmec - Trưởng khoa Dược, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Dược sĩ Lan đã có rất nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược lâm sàng, từng là giảng viên bộ môn Dược lâm sàng tại Đại học Dược Hà Nội.
Paracetamol là thuốc hạ sốt khá phổ biến, được dùng cho cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, liều Paracetamol cho trẻ em theo cân nặng không đơn giản luôn là 10 - 15 mg/kg cho tất cả các trường hợp như ba mẹ thường nghĩ.
Paracetamol là thuốc thuộc nhóm giảm đau hạ sốt, thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng như: Sốt, đau đầu, đau cơ, đau khớp, đau lưng, đau răng, cảm sốt,... Thuốc có tác dụng giảm đau ở người bị viêm khớp nhẹ, nhưng không có tác dụng đối với viêm nặng hơn (như trong viêm sưng khớp cơ).
Paracetamol là một thuốc hạ sốt không cần kê đơn, người dùng có thể mua thuốc tại hiệu thuốc mà không bắt buộc phải có chỉ định của bác sĩ. Thế nhưng, điều này không có nghĩa là thuốc vô hại hay có thể dùng thoải mái. Bất kỳ loại thuốc nào, nếu sử dụng quá liều đều có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Đối với người lớn, liều Paracetamol tối đa không được phép lớn hơn 4g/ngày.
Liều dùng Paracetamol đường uống: 10 - 15 mg/kg, cách 4 - 6 giờ/lần. Các chuyên gia cũng khuyến cáo, không nên dùng Paracetamol quá năm lần và không quá 75 mg/kg trong vòng 24 giờ.
Liều dùng Paracetamol dạng viên đặt hậu môn được khuyến cáo trong khoảng 10-20 mg/kg/liều, mỗi 4-6 giờ khi cần thiết; không quá 5 lần và 75 mg/kg trong vòng 24 giờ. Thuốc sau khi đặt hậu môn sẽ được hấp thu vào cơ thể và có tác dụng hạ sốt nhanh. Do đó cha mẹ không nên vì cho rằng viên đặt chỉ ở hậu môn, liều lượng không đáng kể mà không tính vào tổng lượng thuốc bé đã dùng trong ngày, sẽ rất nguy hiểm.
Hiện nay trên thị trường có nhiều dạng bào chế như: Dạng viên nén, dạng gói, viên sủi, dạng lỏng, viên đặt. Tuy nhiên, để đảm bảo chia liều tốt và thuận tiện khi sử dụng cho trẻ nhỏ, thì dạng lỏng được ưu tiên hơn cả.
Liều dùng Paracetamol thông thường cho trẻ em
Các nhà sản xuất khuyến cáo việc dựa vào trọng lượng cơ thể để chọn liều lượng thuốc là phương pháp thích hợp và chính xác nhất. Tuy nhiên trong trường hợp không rõ cân nặng hoặc để thuận tiện trong việc dùng thuốc cho trẻ tại nhà, ba mẹ có thể tham khảo liều được khuyến cáo dưới đây:
Đối với paracetamol đường uống:
Liều thông thường cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi:
Đường đặt hậu môn:
Trẻ từ 6 - 11 tháng tuổi: 80 mg mỗi 6 giờ, tối đa 320 mg/ngày
Trẻ từ 12 - 36 tháng tuổi: 80 mg mỗi 4 - 6 giờ; tối đa 400 mg/ngày
Trẻ từ 3 - 6 tuổi: 120 mg mỗi 4 - 6 giờ; tối đa 600 mg/ngày
Trẻ 6 - 12 tuổi: 325 mg mỗi 4 - 6 giờ; tối đa 1625 mg/ngày
Trẻ > 12 tuổi: 650 mg mỗi 4 - 6 giờ; tối đa 3900 mg/ngày
Đối với dạng uống: Nên đong liều thuốc paracetamol dạng lỏng với muỗng hoặc dụng cụ đo liều chuyên dụng. Ba mẹ nên lắc chất lỏng trước mỗi lần sử dụng và làm theo hướng dẫn trên nhãn thuốc.
Đối với dạng đặt hậu môn:
Như vậy, dựa theo những khuyến cáo trên, cha mẹ có thể dựa vào đó để tính liều paracetamol cho trẻ em theo cân nặng được chuẩn hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý là Paracetamol chỉ là thuốc điều trị các triệu chứng hạ sốt, giảm đau, không phải thuốc điều trị nguyên nhân. Do đó, trong nhiều trường hợp cần thiết, như trẻ sốt cao liên tục không hạ, hoặc sốt do nguyên nhân khác,... cha mẹ nên đưa trẻ đến trung tâm y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:
Để đăng ký khám và điều trị với các bác sĩ Nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, quý khách hàng vui lòng làm theo hướng dẫn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/lieu-dung-paracetamol-cho-tre-em-theo-can-nang-a16138.html